Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

QUIZZ

Bạn biết gì về hai kỳ tài toán học thời phong kiến của nước ta?

Hai kỳ tài toán học của nước ta thời phong kiến để lại những công trình rất giá trị cho hậu thế.

Ky tai toan hoc anh 1

Câu 1: Bộ giáo trình dạy học đầu tiên do người Việt soạn thảo?

  • Kinh Dịch
  • Kinh Nghĩa
  • Tứ kinh thuyết ước
  • Tứ thư thuyết ước

Bộ giáo trình dạy học đầu tiên của người Việt do thầy Chu Văn An soạn thảo là Tứ thư thuyết ước, bao gồm 10 quyển.

Ky tai toan hoc anh 2

Câu 2: Vua nào của nước ta đưa toán học vào thi cử?

  • Hồ Quý Lý
  • Lê Thánh Tông
  • Gia Long
  • Thiệu Trị

Toán học lần đầu tiên được đưa vào chương trình thi cử ở nước ta dưới thời nhà Hồ. Vua Hồ Quý Ly cho bỏ trường thi ám tả cổ văn thay bằng thi kinh nghĩa trong 4 trường thi, đặt thêm trường thứ năm thi viết chữ và toán.

Ky tai toan hoc anh 3

Câu 3: Bộ sách toán học nào được đưa vào chương trình thi cử ở nước ta suốt hơn 400 năm?

  • Lập thành toán pháp
  • Đại thành toán pháp
  • Giải tích
  • Lượng giác

Đại thành toán pháp là bộ sách nổi tiếng trong lịch sử. Cuốn sách được đưa vào chương trình thi cử suốt 400 năm dưới thời phong kiến.

Ky tai toan hoc anh 4

Câu 4: Ai là tác giả bộ sách toán nổi tiếng trên?

  • Phùng Khắc Khoan
  • Nguyễn Bỉnh Khiêm
  • Lương Thế Vinh
  • Nguyễn Trãi

Đại thành toán pháp là công trình của trạng Lường Lương Thế Vinh. Ông là vị trạng nguyên rất giỏi toán sống vào thời trị vì của vua Lê Thánh Tông (1460-1497).

Ky tai toan hoc anh 5

Câu 5: Nhân tài toán học nào là tác giả của cuốn Lập thành toán pháp?

  • Vũ Hữu
  • Quách Đình Bảo
  • Nguyễn Bỉnh Khiêm
  • Lương Đắc Bằng

Ngoài Đại thành toán pháp, dưới thời hậu Lê, nước ta còn có cuốn sách toán học nổi tiếng khác là Lập thành toán pháp của Vũ Hữu. Ông cũng là tiến sĩ, đại thần nhà Hậu Lê. Lập thành toán pháp gồm cách đo ruộng, tính diện tích ruộng, hình vẽ các thửa ruộng có hình phức tạp, cách tính diện tích ruộng theo đơn vị sào, mẫu, thước…

Ky tai toan hoc anh 6

Câu 6. Triều đại phong kiến duy nhất nào trong sử Việt có Bộ Học?

  • Trần
  • Hồ
  • Nguyễn

Vào thời trị vì của vua Duy Tân (1907-1916), triều Nguyễn thành lập Bộ Học, cử Cao Xuân Dục giữ chức thượng thư Bộ Học. Bộ Học ra đời đã thay thế Bộ Lễ cai quản việc học hành, thi cử. Đây triều đại phong kiến duy nhất ở nước ta có Bộ Học.

Ky tai toan hoc anh 7

Câu 7. Dưới thời vua nào, trường học ở nước ta được mở đến tận làng, xã?

  • Gia Long
  • Tự Đức
  • Thiệu Trị
  • Quang Trung

Theo sách Nhà Tây Sơn, dưới thời trị vì của vua Quang Trung, lần đầu tiên trong lịch sử nước nhà, trường học được mở rộng đến tận làng xã.

Ky tai toan hoc anh 8

Câu 8. Triều đại có chính sách khuyến học cho dân tộc thiểu số?

  • Trần
  • Hậu Lê
  • Tây Sơn
  • Nguyễn

Nhà Nguyễn là triều đại phong kiến duy nhất trong sử Việt có chính sách khuyến học cho dân tộc ít người, được vua Minh Mạng thiết kế, thực thi dưới thời các vua Thiệu Trị, Tự Đức. Mục tiêu là xây dựng nền Nho học thống nhất cả nước, không phân biệt người Kinh với người thiểu số, không phân biệt đẳng cấp, xóa bỏ dần hủ nạn, cục bộ ở vùng xa. 

Trạng nguyên nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam Trạng Lường tên tự Cảnh Nghị, hiệu Thụy Hiên, là nhà toán học, nhà thơ nổi tiếng thời Lê sơ.

Cuộc đời ly kỳ của ông vua có số phận lạ lùng nhất sử Việt

Hai lần lên ngôi, lấy vợ Tây, có đến 4 người con làm vua, Lê Thần Tông là ông vua có số phận lạ lùng nhất trong lịch sử phong kiến nước ta.


Trạng Lường Lương Thế Vinh và câu chuyện đo độ dày tờ giấy

Trạng Lường Lương Thế Vinh nổi tiếng với nhiều giai thoại cho thấy ông tài trí hơn người như câu đố cân voi, đo độ dày của một tờ giấy.



Nguyễn Thanh Điệp

Bạn có thể quan tâm