1. Bánh bầu là món ngon ở tỉnh miền Tây nào?
Bánh bầu Sóc Trăng được làm từ bầu, bột gạo, tép (tôm), hành lá, nước cốt dừa, nước mắm... Bầu vốn là nguyên liệu phổ biến trong những món canh, xào, luộc, hấp... không thường sử dụng để trộn với bột làm bánh như món ăn độc đáo này. Với bánh bầu Sóc Trăng, bạn có thể thưởng thức hương vị của 2 loại bánh mặn, bánh ngọt khác nhau. Ảnh: Hela_ng. |
2. Miền Tây có món bánh tằm nào sau đây?
Bánh tằm khoai mì là món ăn quen thuộc với người miền Tây. Bánh có vị dai dai, bùi bùi, beo béo rất hấp dẫn. Nguyên liệu làm bánh cần có khoai mì, bột năng, đường, nước cốt dừa, dừa nạo... Người ta sử dụng thêm lá dứa, lá cẩm, củ dền, hoa đậu biếc... để bánh tằm khoai mì có nhiều màu sắc sinh động, bắt mắt. Ảnh: Khanhtientien. |
3. Món bánh miền Tây nào có tên gọi từ chính nguyên liệu gói bánh?
Một trong những đặc trưng của món bánh lá dừa miền Tây là sử dụng lá dừa định hình thành dạng ống, cuộn tròn như lò xo để gói bánh. Bánh lá dừa có vị deo dẻo, bùi thơm, ngọt ngào của nếp, nước cốt dừa, chuối, đậu xanh, đậu đen... Ảnh: Phuongthaovo68. |
4. Miền Tây có "bộ đôi" bánh nào sau đây?
Ở miền Tây, bánh cam, bánh còng thường là "bộ đôi" đi chung với nhau, vì 2 loại bánh này tương tự nhau ở nguyên liệu chính (bột gạo, bột nếp, đường...) cũng như cách làm (chiên ngập dầu...). Bánh cam được tạo hình vo tròn như trái cam, bên trong có nhân đậu xanh quết nhuyễn, còn bánh còng được tạo hình thuôn dài và nối lại 2 đầu như chiếc vòng (chiếc còng), không có nhân. Ảnh: Xsdtran. |
5. Bánh cuốn ngọt miền Tây thường có nhân gì?
Bánh cuốn ngọt miền Tây được làm từ bột gạo tráng mỏng, gói nhân đậu xanh, dừa bào bên trong. Để món ăn thêm phần hấp dẫn, người ta cũng có thể thêm vào nước cốt dừa, mè rang, muối đậu phộng rang... Bánh cuốn ngọt có màu sắc đẹp mắt nhờ các nguyên liệu tự nhiên như lá dứa, lá cẩm, củ dền... Ảnh: Eatingbyella. |
6. Bánh đúc gân ở miền Tây thường có màu sắc và hương vị của nguyên liệu nào sau đây?
Bánh đúc gân ở miền Tây được chế biến từ các nguyên liệu như bột gạo, bột năng, đường thốt nốt, nước cốt dừa, mè rang... Trong đó, thành phần dường như không thể thiếu là lá dứa xay nhuyễn, lọc nước, pha vào bột, giúp bánh có màu xanh đẹp mắt và hương vị đặc trưng. Khi nấu, người ta phải chú ý canh lửa và có kỹ thuật khuấy bột đều tay để cho ra thành phẩm dai giòn, có những đường gân "đúng chuẩn". Ảnh: Trucquynh2119. |
7. Bánh lá mít rau mơ ở miền Tây sử dụng "khuôn bánh" nào?
Bánh lá mít rau mơ (hay bánh lá mít, bánh nắn lá, bánh lá mơ...) ở miền Tây sử dụng "khuôn bánh" là những chiếc lá mít còn nguyên cuống. Người ta trét một lớp mỏng bột bánh lên từng chiếc lá rồi mới đem hấp chín. Bánh lá mít rau mơ ăn chung với nước cốt dừa béo ngậy, rắc thêm ít đậu phộng rang bùi bùi... Ảnh: Nicookingneating. |