Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

QUIZZ

Bánh sùng se tay nhiều màu sắc ở miền Tây

Miền Tây có nhiều món bánh dân dã nhưng không kém phần hấp dẫn, trong đó có bánh sùng se tay được tạo hình độc đáo, mang nhiều màu sắc đẹp mắt.

banh sung se tay la gi anh 1

1. Để tạo màu cho món bánh sùng se tay, người ta thường sử dụng các nguyên liệu nào?

  • Lá dứa, lá cẩm, hoa đậu biếc...
  • Củ dền, cà rốt...
  • Tất cả những nguyên liệu trên

Bánh sùng se tay là món ăn độc đáo ở miền Tây, làm từ bột gạo, bột năng, nước, các nguyên liệu tạo màu tự nhiên như lá dứa, lá cẩm, hoa đậu biếc, củ dền, cà rốt... Hỗn hợp trên được khuấy đều, nấu cách thủy, sau đó đem nhồi mịn, chia nhỏ và se tay để tạo hình con sùng, với sự "trợ giúp" của một dụng cụ hình răng cưa hoặc lượn sóng. Bánh sùng se tay được luộc chín, ăn cùng nước cốt dừa. Ảnh: Minhnhut_1711.

banh sung se tay la gi anh 2

2. Loại bánh nào ở miền Tây có màu nâu sẫm đặc trưng?

  • Bánh tim
  • Bánh lòng
  • Bánh gan

Món bánh gan ở miền Tây có màu nâu sẫm đặc trưng, với kết cấu như miếng gan heo nổi những lỗ nhỏ li ti trên bề mặt, nên có lẽ vì thế mà người ta gọi đây là bánh gan. Món ăn được làm từ trứng vịt, dừa khô, tai vị (hoa hồi), đường... cho vị thơm ngon, béo ngậy. Ảnh: Chocothefoodie.

3. Bánh đúc lá dứa ở miền Tây thường được ăn kèm cùng thành phần nào?

  • Nước cốt dừa, nước đường thắng...
  • Mè rang, đậu phộng rang...
  • Tất cả những thành phần trên

Bánh đúc lá dứa ở miền Tây được chế biến từ các nguyên liệu như bột gạo, bột năng, lá dứa xay nhuyễn lọc nước, nước tro... Món ăn thành phẩm thường có độ dai giòn cùng những đường gân trắng nổi lên "đúng chuẩn", nhờ kỹ thuật khuấy bột đều tay và lưu ý canh lửa khi chế biến. Bánh đúc lá dứa có thể ăn kèm với nước cốt dừa, nước đường thắng, thêm ít mè rang, đậu phộng rang... Ảnh: Nguyendang89.

4. Đâu là một loại bánh thuẫn ở miền Tây?

  • Bánh thuẫn chiên
  • Bánh thuẫn hấp
  • Bánh thuẫn xào

Ngoài bánh thuẫn nướng, bánh thuẫn hấp ngọt ngào, mịn xốp cũng là sự lựa chọn khá phổ biến trong ẩm thực miền Tây. Người ta hấp hỗn hợp trứng vịt, bột, đường... đã đánh đều, bông mịn cho đến khi bánh chín, bung nở như bông hoa. Ảnh: Thepetitechef.

5. Món bánh cam ở miền Tây có nhân là gì?

  • Đậu xanh quết nhuyễn
  • Nếp cẩm quết nhuyễn
  • Hạt sen quết nhuyễn

Để làm bánh cam, người ta dùng bột gạo, bột nếp, đường... tạo thành vỏ bánh, rồi bọc lấy phần nhân đậu xanh quết nhuyễn. Bánh thường được tạo hình như trái cam tròn, đem chiên ngập dầu, có áo lớp đường mỏng và phủ đầy mè bên ngoài. Ảnh: Lynkly_choufann.

banh sung se tay la gi anh 3

6. Đâu là món bánh bò phổ biến ở miền Tây?

  • Bánh bò thốt nốt
  • Bánh bò nghệ
  • Bánh bò me

Bánh bò thốt nốt rất phổ biến ở miền Tây, có độ xốp, vị ngọt, béo cùng hương thơm đặc trưng của đường thốt nốt. Để làm món bánh này, người ta cần dùng các nguyên liệu chính như bột gạo, bột thốt nốt, đường thốt nốt, nước cốt dừa... Ảnh: Hieu.ricky.

banh sung se tay la gi anh 4

7. Đâu là một món bánh ngon từ khoai mì ở miền Tây?

  • Bánh khoai mì nhân củ dền
  • Bánh khoai mì nhân chuối
  • Bánh khoai mì nhân mãng cầu

Bánh khoai mì nhân chuối là một trong những món ăn dân dã mà hấp dẫn ở miền Tây. Để làm nhân bánh, người ta dùng chuối sứ ngâm đường, rượu, cho màu đỏ hồng đẹp mắt, đem bọc lại bằng bột khoai mì, gói lá rồi mới hấp chín. Ảnh: Arian_quynh.

Trái dừa không có nước - đặc sản miền Tây Nam Bộ Nếu có dịp ghé thăm miền Tây sông nước, bạn có thể thử trái dừa với hình thù kỳ lạ nhưng được người dân địa phương ưa thích. Cùi dừa bên trong thường được dầm với nước đường và đá.

Vọp và những đặc sản trứ danh của Cà Mau

Về Cà Mau, du khách không thể bỏ qua các đặc sản trứ danh ở đây như vọp, cua cốm, ba khía, bồn bồn...

Song Phúc

Bạn có thể quan tâm