Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Báo đáp ân tình cho quê hương

“Dù từng nhận học bổng hay không trong thời đi học, vẫn mong báo đáp ân tình cho quê hương”.

Đó là lời tâm tình của PGS.TS Nguyễn Thiện Tống, một người con của Huế đang sống tại TP HCM, chủ nhiệm Câu lạc bộ Tiếp sức đến trường Thừa Thiên - Huế.

Trong khi các tân sinh viên đã đến giảng đường thì Phương Tâm (ngồi) vẫn cắm cúi làm việc trong một xưởng may ở TP.HCM - Ảnh: Quang Định
Trong khi các tân sinh viên đã đến giảng đường, Phương Tâm (ngồi) vẫn cắm cúi làm việc trong một xưởng may ở TP HCM.

'Mẹ ơi, con muốn đi học'

Bước đi, Trúc nói to với mẹ: “Con ráng bán vé số để dành tiền, mai mốt mẹ cho con đi học nghe mẹ!”, rồi cô bé cắm cúi đi tiếp.

Những suất học bổng nặng ân tình

Năm nay, ngoài việc gửi thư ngỏ đến những email quen thuộc của người thân, bằng hữu, các cựu học sinh Trường Quốc học Huế, cựu sinh viên của mình và những người con của Huế, những người yêu Huế... PGS.TS Nguyễn Thiện Tống còn đưa thư ngỏ của mình lên Facebook.

“Không ngờ sức lan tỏa thông tin lại mạnh mẽ đến vậy. Thông qua Facebook của tôi, ông kỹ sư điện toán Dương Quang Thiện gọi điện đóng góp 10 suất học bổng trị giá mỗi suất 10 triệu đồng. Tôi cùng mọi người trong ban vận động sẽ chọn 10 em học giỏi và gia cảnh khó khăn nhất để được nhận các suất này” - PGS.TS Tống nói.

Thầy Tống cho biết ông không quen biết nhiều doanh nghiệp, do vậy các suất học bổng do ông vận động đều là những đồng tiền nhỏ chắt chiu của từng người. Có những suất họ muốn được gửi cho các bạn ở cùng xã, huyện nơi họ sinh ra, ông sẵn sàng kết nối những ân tình ấy với nhau.

Ban tổ chức học bổng sẽ công khai danh sách các nhà hảo tâm đóng góp chương trình và cả những sinh viên nào được nhận các suất học bổng ấy.

“Tôi mong các tân sinh viên biết rằng khi nhận suất học bổng này, họ hiểu và trân quý những tấm lòng của người trao cho họ. Tôi luôn mong mọi người gắn bó với chương trình dài lâu” - ông Tống tâm sự.

Tuy nhiên, năm nay có những người khó khăn không thể tham gia tặng một suất trị giá 7 triệu đồng, ông liền đề nghị họ góp nửa suất, thậm chí vài trăm ngàn đồng cũng tốt. PGS.TS Tống cho rằng đây là một khoản đầu tư cho tương lai chứ không chỉ là đồng tiền từ thiện.

“Tôi hy vọng ý nghĩa đó sẽ được nhiều người chia sẻ và tham gia tiếp sức cho những tân sinh viên nghèo nhưng học rất giỏi” - ông chia sẻ.

Ân tình này đã tiếp sức cho nhiều sinh viên nghèo khó ở quê nhà không phải dang dở khát vọng học hành. Trong đó, có cô tân sinh viên ĐH Y dược Huế trong câu chuyện nao lòng dưới đây.

Thủ khoa kép vay tiền mẹ đi dọc nước Đức một mình

Để đánh dấu sinh nhật lần thứ 21, Hải Hà đã đi một mình từ Đức sang Thụy Sỹ trong ngày bão tuyết.

Như trong mơ

Đỗ ĐH Y dược Huế, nhưng cô học trò Lương Thị Phương Tâm phải từ bỏ ước mơ ĐH để vào Sài Gòn làm thuê. Nghe tin này, chúng tôi liền tìm về thôn Minh Thanh (xã Hương Vinh, thị xã Hương Trà, Thừa Thiên - Huế) quê của Phương Tâm.

Bà Nguyễn Thị Gái, 78 tuổi, bà ngoại của Tâm, ứa nước mắt: “Hắn đi Sài Gòn làm ăn rồi. Đậu y khoa mà không đi học được, xóm làng ai cũng tiếc. Nhưng mà ai cũng nghèo nên không giúp chi được. Tội nghiệp cháu tui”.

Phương Tâm là con gái thứ hai trong gia đình năm người con. Năm 2010, tai họa ập đến gia đình Tâm khi cha em lúc đó mới 42 tuổi đổ bệnh xuất huyết não, viêm thận.

Từ đó, thần kinh ông không bình thường, suốt ngày ngồi co ro trong nhà, hay bỏ nhà đi lang thang, thường xuyên la hét vợ con những lúc lên cơn đau. Cả nhà Tâm lâm vào cảnh khốn cùng, một mình bà Lê Thị Liễu, mẹ Tâm, gồng gánh làm thuê nuôi bảy miệng ăn, bốn đứa con đang tuổi ăn học.

Bà Liễu đang rửa chén bát thuê cho một quán ăn ở bến xe Nguyễn Hoàng (thành phố Huế), mỗi ngày được trả công 120.000 đồng. Đó là số tiền để nuôi bảy đứa con và người chồng bệnh tật. 

Để cho các con không phải nghỉ học, bà phải quần quật làm từ mờ sớm đến 22h hàng ngày. Cô con gái thứ ba của bà mới học hết lớp 11 phải nghỉ học theo chị vào Sài Gòn làm thuê; hai đứa con đang học lớp 4 và lớp 9 cũng có nguy cơ bỏ học.

“Cầm giấy báo nhập học của con mà quặn lòng. Cố nghĩ đủ đường mà không có cách chi có tiền để kêu con về nhập trường. 5 triệu đồng mà răng khó quá. Tôi chịu thua rồi...” - bà Liễu ôm mặt khóc.

Còn Phương Tâm hiện đang học nghề may ở một cơ sở tư nhân tại TP HCM. Vì đang học việc nên chưa có lương, ông chủ mới cho chi phí ăn ở.

Đêm 15/9, từ TP HCM, Phương Tâm gửi email: “Em đã ấp ủ ước mơ trở thành một bác sĩ để giúp ích cho đời, sau này có thể giúp cha mẹ đỡ khổ. Và em đã gần thực hiện được ước mơ khi trúng tuyển vào ngành điều dưỡng của ĐH Y dược Huế. Nhưng giờ đây, gia cảnh em ngặt nghèo quá, em không muốn vì mình mà mẹ em thêm khốn khổ, các em phải bỏ học giữa chừng. Em đành phải gác lại ước mơ thôi”.

Khi hay tin “Tiếp sức đến trường” tặng học bổng 10 triệu đồng mà KS Dương Quang Thiện tài trợ cho mình, Phương Tâm về Huế tối 17/9 để kịp nhập học và nói như reo: “Em mừng quá, cứ ngỡ như trong mơ!”.

Nghị lực phi thường của cô gái cụt chân từ năm 6 tuổi

Vương Quyên (19 tuổi) bị cụt hai chân sau vụ tai nạn kinh hoàng hồi nhỏ. Cô đã khổ luyện để thực hiện ước mơ vào đại học. Câu chuyện về 9X khiến nhiều người ngưỡng mộ.

http://tuoitre.vn/tin/nhip-song-tre/20150919/bao-dap-an-tinh-cho-que-huong/971685.html

Theo Nguyên Linh - Kim Anh/Tuổi Trẻ

Bạn có thể quan tâm