Mónmì chân cá sấu gây sốt của nhà hàng Witch Cat ở Đài Loan. |
Thịt cá sấu không phải là món ăn xa lạ trong ẩm thực châu Á. Tuy nhiên, bát mì ramen nguyên chân cá sấu tại nhà hàng Witch Cat ở Đài Loan vẫn gây xôn xao, theo Asia One.
Ngày 21/6, nhà hàng đăng hình ảnh bát mì phiên bản giới hạn trên mạng xã hội để quảng cáo. Ngoài chân cá sấu, bát mì gồm những thành phần quen thuộc như ngô bao tử, măng và trứng.
Khách hàng cần đặt trước nếu muốn thưởng thức bát mì có giá 1.500 Đài tệ (khoảng 48 USD) này. Ngoài ra, nhà hàng thu phí 100 Đài tệ (3 USD) đối với những thực khách gọi món ramen cá sấu chỉ để chụp ảnh.
Trong khi nhiều người bày tỏ mong muốn được thưởng thức món ăn, không ít thể hiện thái độ e ngại.
“Trông có chút đáng sợ”, một người chia sẻ.
“Tôi thấy không thoải mái cho lắm”, người khác bình luận.
Nhà hàng khác ở Đài Bắc cũng gây xôn xao dư luận với món mì bọ biển khổng lồ. Ảnh: TheRamenBoy. |
Đây không phải lần đầu tiên món mì ramen có thành phần đặc biệt gây sốt mạng xã hội.
Tháng 5, quán mì The Ramen Boy tại Đài Bắc trở thành tâm điểm chú ý với món mì bọ biển khổng lồ trong thực đơn.
Nguyên liệu chính trong bát mì này là loài giáp xác 14 chân, tên khoa học là isopod, mang hương vị giống tôm hùm và cua. Các đầu bếp sẽ loại bỏ nội tạng, giữ lại phần tuyến màu vàng và sau đó đem đi hấp.
Do nguồn cung có hạn, món ăn độc đáo này chỉ dành cho khách quen với giá 1.480 Đài tệ (gần 48 USD).
Nhiều người cảm thấy sợ bát mì ếch nguyên da của nhà hàng ở Đài Loan. Ảnh: Yuan Ramen. |
Đầu tháng 6, quán mì Yuan Ramen nằm ở quận Yunlin, phía Tây Đài Loan, giới thiệu món Frog Frog Frog Ramen (mì ramen ếch). Nhiều ý kiến cho rằng bát mì này được truyền cảm hứng từ mì bọ biển ở Đài Bắc.
Với 250 Đài tệ (8 USD), khách hàng được thưởng thức hương vị nước dùng truyền thống đi kèm ngao và phần ếch nguyên con có khối lượng 200 g.
Tương tự, thực khách phải đặt món trước và trả thêm 100 Đài tệ (khoảng 3 USD) nếu chỉ đến nhà hàng với mục đích chụp ảnh bát mì ramen ếch.
Vị trí của cà phê Việt Nam trên bản đồ thế giới
Theo sách Bản đồ thế giới cà phê của James Hoffmann, sản lượng cà phê lớn ở Việt Nam từ thập niên 1990 đã gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến ngành công nghiệp cà phê toàn cầu. Sản lượng cà phê Việt Nam tăng gấp đôi trong giai đoạn 1996-2000, tác động lớn đến giá cà phê thế giới. Đến nay, Việt Nam vẫn là quốc gia sản xuất cà phê lớn thứ hai trên thế giới. Dù vậy, tác giả James Hoffmann cho rằng chất không đi với lượng ở thị trường tiềm năng này.