Thời cổ đại, người dân Ai Cập sống phụ thuộc vào nguồn phù sa từ những cơn lũ sông Nile. Mực nước dâng quyết định chất lượng và sản lượng vụ thu hoạch năm đó, cũng như mức thuế phải đóng. Do đó, người Ai Cập bắt đầu đo mực nước sông Nile để dự báo mùa màng. Ảnh: Mena House Hotel. |
Ban đầu, đó chỉ là các vệt được khắc ở bờ sông, sau đó, người Ai Cập đánh dấu trên cầu thang, cột trụ, giếng, và những công trình được gọi chung là nilometer (thước đo sông Nile). Quan tư tế hoàng gia sẽ ghi chép lại con số hàng ngày và công bố khi cơn lũ mùa hè đến. Ảnh: Whitesharktravel. |
Nilometer đơn giản nhất là một cột trụ được cắm xuống sông, với các vết khắc thể hiện mực nước. Sau này, các cột trụ bắt đầu được dựng trong các công trình bằng đá lộng lẫy, như tháp đo trên đảo Rhode, trung tâm Cairo. Ảnh: @Adventure_focus. |
Một nilometer quan trọng khác nằm trên đảo Elephantine ở Aswan, gồm một cầu thang dẫn xuống nước và các vết khắc trên tường. Elephantine nằm ở biên giới phía nam Ai Cập, và là nơi đầu tiên nhận biết dấu hiệu của cơn lũ sắp đến. Ảnh: Globalgeography. |
Kiến trúc nilometer phức tạp nhất gồm một con kênh hay con lạch dài dẫn nước từ bờ sông vào một giếng hay bể chứa. Chúng thường nằm trong các ngôi đền, nơi chỉ quan tư tế và hoàng tộc được phép vào. Ảnh: Atlasobcura. |
Một ví dụ điển hình cho kiến trúc này là nilometer tại đền Kom Ombo, phía bắc Aswan. Ảnh: Olaf Tausch. |
Các nilometer hàng nghìn năm tuổi vẫn được sử dụng tới tận thế kỷ 20, khi các con đập ở Aswan chấm dứt lũ hàng năm trên sông Nile và khiến chúng không còn có thể thực thi nhiệm vụ. Ảnh: Amusingplanet. |
Ngày nay, chúng là các điểm tham quan thú vị, đưa du khách ngược dòng thời gian trở về thời của nền văn minh Ai Cập cổ. Ảnh: Amusingplanet. |