Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bày cỗ kén chồng dịp Tết Trung Thu xưa

Trung Thu là lễ hội truyền thống của người Việt với nhiều phong tục độc đáo, có nguồn gốc hàng nghìn năm.

phong tuc tet trung thu anh 1

Phá cỗ: Trung Thu là Tết của trẻ con. Vào ngày này, theo phong tục người Việt, người lớn thường chuẩn bị mâm cỗ dâng lên cúng tổ tiên, những người đã khuất. Sau đó, tất cả thành viên trong gia đình quây quần bên nhau cùng phá cỗ, thưởng trăng.


phong tuc tet trung thu anh 2

Bày cỗ kén chồng: Bài viết của tác giả Nguyễn Văn Huyên lý giải Trung Thu là dịp các cô gái trổ tài trước các chàng trai và mẹ chồng tương lai bằng cách làm đủ loại đồ vật với bột giấy, hoa quả. Vào những năm 30 của thế kỷ 20, một bàn cỗ lộng lẫy do các cô gái tự tay chuẩn bị trong ngày rằm tháng tám cũng là món quà giới thiệu cho hai bên gia đình.


phong tuc tet trung thu anh 3

Cắt bánh Trung Thu: Theo quan niệm dân gian, bánh Trung Thu là biểu tượng của sự đoàn tụ và gia đình hòa hợp. Loại bánh truyền thống được làm từ bột mì, nhân hạt sen và bột đường. Mỗi năm, vào ngày rằm tháng 8, người Việt cắt bánh Trung Thu với số miếng bằng đúng số thành viên trong gia đình. Miếng bánh càng đều nhau thì gia đình càng hòa thuận.

phong tuc tet trung thu anh 4

Ngắm trăng: Ngắm trăng vào rằm tháng 8 là phong tục truyền thống của người Việt. Vào Tết Trung Thu, người dân sẽ đổ ra đường, tìm đến những địa điểm có thể chiêm ngưỡng ánh trăng rõ nhất. Trong quan niệm truyền thống, ánh trăng là biểu hiện của sự sum vầy, trọn vẹn, của gia đình và quê hương. Ngoài ra, người dân còn ngắm trăng tiên đoán mùa màng. Nếu trăng thu màu vàng thì sẽ trúng mùa tằm tơ, nếu trăng thu màu cam trong sáng thì đất nước sẽ thịnh trị.

phong tuc tet trung thu anh 5

Thả đèn lồng: Trong ngày lễ đặc biệt này, trẻ em sẽ tự tay làm hoặc được tặng những chiếc đèn lồng giấy đỏ đủ hình dáng như bông hoa, chú thỏ, cá, gấu… Một số đèn lồng được treo trước nhà, trên cây tượng trưng cho may mắn. Một số lại được làm thành dạng đèn hoa đăng để thả ở các bờ sông, mang lời cầu nguyện đi xa.

phong tuc tet trung thu anh 6
Tặng quà: Những món quà nhỏ mang lời chúc may mắn là phong tục của người dân vào Trung Thu. Trước đây, những món quà thường được tặng trong dịp này là tranh chữ, thơ, đèn lồng. Ngày nay, món quà phổ biến để biếu tặng, thăm hỏi người thân, bạn bè hay đồng nghiệp là bánh Trung Thu, trái cây… Ảnh: Duy Hiệu.
phong tuc tet trung thu anh 7

Múa lân (múa sư tử): Vào Tết Trung Thu có tục múa sư tử còn gọi là múa lân. Lân tượng trưng cho điềm lành. Người ta thường múa lân vào đêm 14 và 15 tháng 8 âm lịch. Ðám múa lân thường gồm một người đội chiếc đầu lân bằng giấy rồi múa những điệu bộ của con vật này theo nhịp trống. Ngoài ra còn có thanh la, não bạt, đèn màu, cờ ngũ sắc, có người cầm côn đi hộ vệ đầu lân… Ðám múa lân đi trước, người lớn trẻ con đi theo sau.


Nguồn gốc, ý nghĩa của Thỏ Ngọc, cá chép dịp Trung Thu

Theo tín ngưỡng dân gian, rồng, kỳ lân, Thỏ Ngọc, Thiềm Thừ, cá chép là những con vật linh mang đến sự thịnh vượng, bình an, gắn liền với sự tích cung trăng, chị Hằng.

Kiều Trang

Bạn có thể quan tâm