Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bé gái 7 tuổi sốc sốt xuất huyết, phải thở máy do nhập viện trễ

Nhiều trường hợp trẻ nhập viện trong tình trạng nặng do gia đình chủ quan, không chú ý các dấu hiệu cảnh báo ban đầu của sốt xuất huyết.

Bệnh nhi sốt xuất huyết đang được điều trị tại bệnh viện. Ảnh: BVCC.

Gần đây, số ca sốt xuất huyết Dengue ở trẻ em tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đang có xu hướng gia tăng nhanh chóng. Nhiều trường hợp đến bệnh viện trong tình trạng nặng. Chỉ trong hai tháng đầu quý III, các bác sĩ khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ, đã tiếp nhận và điều trị 17 trẻ bị sốc do sốt xuất huyết Dengue.

Trường hợp đầu tiên là bé P.T.C.T. (11 tuổi) nhập viện sau ba ngày sốt cao, ăn uống kém, đau bụng, nôn ít, tay chân lạnh và tụt huyết áp. Bác sĩ xác định trẻ đang trong tình trạng sốc - một thể nặng của sốt xuất huyết. Ngay lập tức, ê-kíp cấp cứu đã tiến hành điều trị tích cực theo phác đồ chống sốc. Sau vài ngày theo dõi, sức khỏe của bệnh nhi cải thiện rõ rệt và được xuất viện.

Một trường hợp khác là bé H.H.T.D. (7 tuổi) sốt cao liên tục trong bốn ngày, nôn nhiều hơn 10 lần mỗi ngày. Gia đình theo dõi tại nhà mà không đưa bé đến bệnh viện kịp thời. Khi được đưa vào viện, bé đã trong tình trạng sốc.

Dù được điều trị tích cực, nhưng do nhập viện trễ, bệnh diễn tiến nặng, trẻ tái sốc nhiều lần và phải thở máy. Đến nay, tình trạng đã ổn định hơn, bé được cai máy thở và chuyển sang khoa điều trị tiếp tục.

Sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra, lây truyền từ người sang người thông qua muỗi vằn. Bệnh thường bùng phát mạnh vào mùa mưa, đặc biệt tại các khu vực nhiệt đới như Việt Nam.

Các bác sĩ lưu ý ngay khi trẻ sốt cao đột ngột trong 2-3 ngày đầu, cha mẹ cần theo dõi sát và đưa trẻ đến cơ sở y tế nếu xuất hiện các dấu hiệu cảnh báo sau:

  • Trẻ mệt nhiều, bứt rứt, lừ đừ
  • Đau bụng nhiều, nôn ói liên tục
  • Chảy máu cam, chảy máu chân răng
  • Tay chân lạnh, tiểu ít, da nổi bông
  • Vật vã, li bì, khó thở

Phòng ngừa vẫn là giải pháp hiệu quả nhất để bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ mắc bệnh, ba mẹ cần:

  • Cho trẻ ngủ mùng, kể cả ban ngày
  • Thường xuyên thay nước các vật dụng chứa nước
  • Lật úp đồ vật không sử dụng
  • Dọn dẹp môi trường sống sạch sẽ
  • Tăng cường đề kháng cho trẻ qua chế độ dinh dưỡng đầy đủ, nghỉ ngơi hợp lý

Cơ thể phi tuổi tác, tâm trí phi thời gian

Cuốn sách "Cơ thể phi tuổi tác tâm trí phi thời gian" mang đến cho độc giả nhiều kiến thức hữu ích liên quan đến quá trình lão hóa của con người. Chúng ta có thể làm chậm quá trình lão hóa bằng những phương pháp rất đơn giản.

Lưu ý cần tránh khi trẻ sốt co giật bố mẹ nên biết

Co giật do sốt hay còn gọi là sốt co giật thường xảy ra ở trẻ em từ 6 tháng đến 5 tuổi khi nhiệt độ cơ thể tăng đột ngột.

Quảng Ninh ghi nhận ca viêm não Nhật Bản đầu tiên trong năm

Bệnh nhi 9 tuổi tại Quảng Ninh nhập viện trong tình trạng sốt, đau đầu, co giật và được chẩn đoán dương tính với virus viêm não Nhật Bản.

Bị chó cắn nhiều lần, nam tài xế ở Bắc Ninh nguy kịch

Bị chó cắn nhưng không tiêm phòng, người đàn ông ở Bắc Ninh nhập viện trong tình trạng nghi mắc bệnh dại, tiên lượng xấu và gần như không thể cứu chữa.

Kỳ Duyên

Bạn có thể quan tâm