![]() |
Đỉa khi chui vào cơ thể có thể tiết ra chất hirudin - một loại chất chống đông máu mạnh, khiến chảy máu âm đạo kéo dài. Ảnh minh họa: BVNTƯ. |
Tại phòng khám cấp cứu, các bác sĩ phát hiện máu vẫn tiếp tục chảy. Ê-kíp gồm thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa II Lê Thị Hiếu, Trưởng khoa Khám bệnh, bác sĩ Nguyễn Bích Ngọc, bác sĩ Nguyễn Xuân Huỳnh cùng đội ngũ Gây mê hồi sức đã nhanh chóng gây tê, kiểm tra vùng kín cho bệnh nhi.
Sau đó, vùng này được làm sạch vết thương và xử lý vị trí đỉa bám để ngăn chảy máu kéo dài, tránh nguy cơ nhiễm trùng và loại trừ khả năng còn ký sinh trùng bên trong.
Bác sĩ Hiếu nhấn mạnh đỉa khi chui vào cơ thể có thể tiết ra chất hirudin - một loại chất chống đông máu mạnh, khiến chảy máu âm đạo kéo dài, khó cầm, đặc biệt nguy hiểm với trẻ nhỏ. Nếu không được xử trí kịp thời, bệnh nhi có thể mất máu nhiều, nhiễm trùng nặng hoặc gặp biến chứng ảnh hưởng sức khỏe sinh sản về sau.
Từ trường hợp này, các bác sĩ khuyến cáo phụ huynh không nên cho trẻ tắm ở sông, suối, ao hồ không đảm bảo vệ sinh, nhất là những nơi nước tù đọng, rậm rạp, môi trường dễ tồn tại các loại ký sinh trùng nguy hiểm như đỉa, sán, nấm…
Nếu thấy trẻ có biểu hiện chảy máu vùng kín bất thường, không rõ nguyên nhân sau khi bơi ở sông suối, gia đình cần đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa càng sớm càng tốt để kiểm tra và xử lý đúng cách, tránh biến chứng đáng tiếc.
Từ những kiến thức y khoa được chia sẻ một cách dễ hiểu, gần gũi, cung cấp kiến thức chăm sóc sức khỏe uy tín cho độc giả đến những câu chuyện đời, chuyện nghề tự mình chứng kiến và trải nghiệm, nhiều bác sĩ đã tạo nên những cuốn sách giàu giá trị, được đánh giá cao.