Em Đ.H.P. đa chấn thương nặng vì chơi pháo nổ. Ảnh: BVCC. |
Bác sĩ chuyên khoa II Huỳnh Đức Phát, Trưởng khoa Gây mê hồi sức, Bệnh viện Đà Nẵng, cho biết người bệnh là bé Đ.H.P., 12 tuổi, ngụ Đà Nẵng. Ngoài vết thương phức tạp ở vùng bụng, bé trai P. còn bị đa tổn thương vùng tay trái, đùi trái.
Qua hội chẩn, bác sĩ xác định bệnh nhi bị vỡ nát nhiều đoạn ruột non, thủng trực tràng, vỡ bàng quang, dập nát tay trái, đùi trái, vỡ khung chậu trái, xây xát bỏng da toàn thân.
Tại phòng mổ cấp cứu, các bác sĩ của nhiều chuyên khoa phối hợp súc rửa vết thương, lấy ra nhiều dị vật, phẫu thuật vết thương bàn tay, vùng bẹn đùi cho bé. Đồng thời, ê-kíp cũng buộc cắt bỏ ruột non vỡ và thủng, khâu trực tràng, khâu bàng quang, làm hậu môn nhân tạo. May mắn, bé P. qua cơn nguy kịch.
Trước đó, Bệnh viện Đà Nẵng cũng điều trị cho H.K.,16 tuổi, học sinh THPT tại Điện Bàn, Quảng Nam, bị vết thương phức tạp vùng đầu, cổ, mặt, hai tay, mất thị lực. Bé K. vẫn đang phải thở máy cùng vết thương bị nhiễm trùng phức tạp.
Theo bác sĩ Phát, cứ vào dịp giáp Tết, lại càng có nhiều bệnh nhân nhập viện vì chơi pháo. Đa số đều bị chấn thương nặng, ảnh hưởng đến tính mạng và sức khỏe, nhiều trường hợp phải chịu thương tật suốt đời.
“Phụ huynh nên quan tâm đến con em mình, cảnh báo cho con mức độ nguy hiểm của việc chơi pháo. Nhà trường, xã hội cần tích cực tuyên truyền về hậu quả nghiêm trọng của pháo nổ để hạn chế các tai nạn thương tâm xảy xa”, bác sĩ Phát khuyến cáo.
Bạn đã từng cảm thấy muốn ăn uống gì đó khi buồn bực, tức giận? Hay thậm chí vui vẻ cũng làm bạn ngon miệng và ăn nhiều hơn? Đặc biệt là thèm ăn rất nhiều thực phẩm không lành mạnh? Đây thực sự là tâm lý của rất nhiều người nhưng thực tế, nó không tốt cho sức khỏe cả thể chất lẫn tinh thần của bạn.
Cuốn sách Ăn gì cho khỏi thần kinh của tác giả Uma Naidoo sẽ cho bạn thấy tác hại của việc ăn uống theo tâm trạng. Cuốn sách cũng là cẩm nang về cách lựa chọn, sử dụng và chế biến thực phẩm để hỗ trợ sức khỏe tâm thần.