Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bé trai phải thở máy, lọc máu vì sốt xuất huyết nặng

Trong suốt một tháng nằm viện, bác sĩ phải chiến đấu từng ngày để giành giật sự sống cho bệnh nhi bị sốc sốt xuất huyết nguy kịch.

Sau một tháng điều trị tích cực, bệnh nhi đã qua cơn nguy kịch và được xuất viện. Ảnh: BVCC.

Bác sĩ chuyên khoa I Võ Thành Luân, Phó khoa Hồi sức tích cực Nhiễm và Covid-19, Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM), cho biết bé trai N.H.K. (3 tuổi, ngụ Bà Rịa - Vũng Tàu) được bệnh viện tuyến dưới chuyển đến trong tình trạng nguy kịch, có nguy cơ không qua khỏi. Kết quả xét nghiệm, trẻ dương tính với sốt xuất huyết, tổn thương đa cơ quan, suy hô hấp phải thở máy.

Tại đây, bé K. được bác sĩ hỗ trợ hô hấp, chống sốc, vận mạch, truyền nhiều chế phẩm máu. Tình trạng suy gan cấp không cải thiện nên bệnh nhi được lọc máu kết hợp thay 3 chu kỳ huyết tương. Sau đó, chức năng gan phục hồi, nhưng trẻ bị tổn thương thận nặng, vô niệu nên phải lọc máu liên tục hỗ trợ 2 tuần.

Theo bác sĩ Luân, bệnh nhân suy đa tạng do mắc sốt xuất huyết có nguy cơ không qua khỏi rất cao, khoảng 2/3 trường hợp. Bệnh nhi K. được nhận định điều trị rất khó khăn và tốn kém.

Bác sĩ Luân cho hay việc theo dõi chống sốc phải được thực hiện liên tục và xuyên suốt, đến khi bé dần cải thiện. Do tình trạng suy giảm miễn dịch vì suy gan cấp, đồng thời thực hiện nhiều biện pháp can thiệp kỹ thuật cao, việc kiểm soát nhiễm trùng cần nghiêm ngặt.

Song song tổn thương gan, bệnh nhi còn tình trạng tổn thương tim, thận và viêm tuỵ cấp dẫn đến nôn mửa liên tục. Bé K. phải nuôi ăn tĩnh mạch kéo dài, thức ăn phải kiên nhẫn thử từng chút một.

Ngoài ra, bệnh nhi được hỗ trợ tập vật lý trị liệu thường xuyên chống loét do nằm lâu.

"Bệnh nhi được chủ động cai máy thở khi còn đang lọc máu liên tục, để có thể vận động sớm, giúp giảm nguy cơ viêm phổi và nhiễm trùng", bác sĩ Luân nói.

Tại Bệnh viện Nhi đồng 2, gần 70% trường hợp sốc sốt xuất huyết Dengue nặng suy đa cơ quan được cứu sống.

Hiện các địa phương đã bước vào mùa mưa. Bác sĩ Luân cho hay tỷ lệ mắc bệnh sốt xuất huyết Dengue thường tăng cao, do điều kiện môi trường thuận lợi cho muỗi Aedes - tác nhân chính truyền bệnh. Sốt xuất huyết Dengue có thể bị nhầm lẫn với các loại sốt thông thường, dẫn đến nguy cơ bỏ sót bệnh nếu không nhận diện đúng các triệu chứng ban đầu.

Bác sĩ Luân khuyến cáo các dấu hiệu phụ huynh cần lưu ý để kịp thời đưa trẻ đến các cơ sở y tế thăm khám:

  • Sốt cao liên tục không hạ sau 2-3 ngày.
  • Đau đầu, đặc biệt là ở vùng sau mắt.
  • Đau cơ và khớp đôi khi kèm phát ban hoặc xuất huyết dưới da.
  • Buồn nôn, mệt mỏi, hoặc đau bụng cũng có thể là dấu hiệu của bệnh.

Khi mắc bệnh sốt xuất huyết Dengue, bệnh nhân cần được theo dõi sát và thăm khám mỗi ngày, cần nhập viện nếu có chỉ định của bác sĩ.

Những lời từ trái tim bác sĩ

Bác sĩ là một công việc bận rộn, nhiều áp lực song không ít "thiên thần áo trắng" làm việc tại bệnh viện vẫn dành tình yêu cho sách, cho việc sáng tác những tác phẩm của riêng mình.

Từ những kiến thức y khoa được chia sẻ một cách dễ hiểu, gần gũi, cung cấp kiến thức chăm sóc sức khỏe uy tín cho độc giả đến những câu chuyện đời, chuyện nghề tự mình chứng kiến và trải nghiệm, nhiều bác sĩ đã tạo nên những cuốn sách giàu giá trị, được đánh giá cao.

Cách ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng âm đạo

Ăn uống hợp lý, vệ sinh đúng cách, lựa chọn quần áo phù hợp, đặc biệt là quan hệ tình dục an toàn sẽ giúp phụ nữ luôn sạch sẽ, ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng âm đạo.

Có dấu hiệu ung thư suốt 6 tháng nhưng người đàn ông không hay biết

Nhập viện vì đột ngột đau bụng dữ dội, người đàn ông được chẩn đoán có khối u gan lớn, phải phẫu thuật cấp cứu.

Các bệnh lý tim mạch dễ gặp ở phụ nữ mang thai

Trong quá trình mang thai, cơ thể phụ nữ cố nhiều thay đổi về tâm sinh lý, giải phẫu, huyết học, tuần hoàn… Một trong những thay đổi điển hình là về chức năng tim mạch.

Nguyễn Thuận

Bạn có thể quan tâm