Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bệnh giang mai đang ngày càng nguy hiểm hơn

Ngày càng nhiều người bệnh giang mai xuất hiện các triệu chứng nặng hơn như đau đầu, chóng mặt, mất thính lực hoặc có vấn đề về mắt.

Số người mắc giang mai đang gia tăng mạnh ở Mỹ với nhiều trường hợp có triệu chứng chứng nặng dù mới ở giai đoạn đầu. Ảnh: NIAID.

Bệnh giang mai tưởng chừng đã đi vào dĩ vãng từ khi xuất hiện kháng sinh, nay lại dần tái xuất với xu hướng lây nhiễm và gây bệnh cảnh phức tạp hơn.

Mới đây, tờ Nikkei Asia chia sẻ số liệu sơ bộ tại Nhật Bản tính từ đầu năm đến giữa tháng 9 đã ghi nhận 10.162 trường hợp mắc giang mai. Dự kiến đây có thể là năm ghi nhận số ca giang mai cao nhất mọi thời đại tại nước này.

Tại Australia, những năm 2000, giang mai cũng gần như bị xóa sổ. Cho đến năm 2011, đợt bùng phát giang mai đầu tiên ở nước này tại được phát hiện tại các cộng đồng thổ dân ở phía tây bắc Queensland.

Kể từ đó, bệnh đã lan sang lãnh thổ phía Bắc, Nam và Tây, với số ca bệnh tăng vọt tới 400% trên toàn quốc trong khoảng thời gian từ năm 2011 đến năm 2023, theo ABC.

Triệu chứng nặng ở giai đoạn đầu bệnh

Giang mai nếu không được điều trị trong nhiều năm có thể làm hỏng vĩnh viễn thị lực và thính lực, thậm chí dẫn đến các vấn đề tâm thần. Tuy nhiên, những triệu chứng này đang dần xuất hiện ở các bệnh nhân giai đoạn đầu.

Thông tin này được công bố trong Hội thảo Dịch vụ dịch bệnh 2024 ở Atlanta (Mỹ). Cụ thể, các nhà nghiên cứu cho biết có hơn 20 trường hợp có những triệu chứng nói trên ở Chicago trong năm 2023.

Trong số đó, gần 1/3 người bệnh mới chỉ ở giai đoạn đầu. Hơn 2/3 trong số đó thiếu các triệu chứng điển hình của giang mai như phát ban hoặc vết loét chancre, dẫn đến phát hiện bệnh muộn.

Các trường hợp giang mai đang tăng đột biến trên khắp nước Mỹ. Vào năm 2022, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ báo cáo hơn 207.000 ca mắc mới giang mai, đánh dấu kỷ lục mới kể từ những năm 1950.

Theo bác sĩ Amy Nham, chuyên gia giám sát bệnh truyền nhiễm tại Chicago, ngày một nhiều nhiều bệnh nhân có biểu hiện giang mai nặng ở mắt, tai và hệ thần kinh.

Trong 28 người bệnh có triệu chứng giang mai nặng, 75% trong số đó là nam. 6 người là nam giới có quan hệ đồng tính nhưng chỉ 3 người thừa nhận điều này.

Bên cạnh giang mai, 1/3 trường hợp được xác định mắc HIV. Đây là điều khiến bác sĩ Nham bất ngờ vì thông thường, những người mắc HIV có biểu hiện giang mai nặng hơn.

Trong dữ liệu mới nhất của CDC, hơn 1/3 nam giới đồng tính mắc giang mai sơ cấp và thứ cấp cũng nhiễm HIV.

Nghiên cứu của Nham cho thấy các triệu chứng phổ biến nhất mà bệnh nhân gặp phải là đau đầu; thay đổi tính cách hoặc trạng thái tinh thần; thị lực cũng tệ dần, nhạy cảm với ánh sáng hoặc sưng mắt.

"Chúng không phải là những triệu chứng đặc trưng nhất. Đó là lý do quan trọng cho thấy các nhà cung cấp dịch vụ y tế cần cho bệnh nhân thực hiện xét nghiệm phù hợp và sàng lọc các yếu tố nguy cơ như lịch sử tình dục của họ", bác sĩ Nham nói.

Nguyên nhân

Giang mai là bệnh gây ra bởi vi khuẩn có tên Treponema pallidum. Quá trình nhiễm trùng tiến triển theo giai đoạn.

Bệnh lây lan khi người lành tiếp xúc với một vết loét tròn, cứng và không đau, gọi là chancre, thường xuất hiện ở bộ phận sinh dục, môi hoặc lưỡi. Vết loét đánh dấu giai đoạn đầu của nhiễm trùng. Những vết loét này có thể xuất hiện trong 3-6 tuần và tự khỏi, không cần điều trị. Các vết loét đôi khi có thể bị bỏ qua do quá nhỏ hoặc ở vị trí khó thất.

Sau khi vết loét chancre biến mất, bệnh nhân bước sang giai đoạn thứ hai của nhiễm trùng. Lúc này, người bệnh bắt đầu có các phát ban hoặc tổn thương trong miệng, kèm sốt, sưng hạch bạch huyết, mệt mỏi, đau họng, đau cơ, rụng tóc và giảm cân.

Giang mai có thể tiến triển thành giai đoạn thứ ba nếu không được điều trị. Giai đoạn này xuất hiện 10-30 năm sau nhiễm trùng ban đầu và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.

Tại bất kỳ giai đoạn bệnh nào, vi khuẩn có thể xâm nhập vào hệ thống thần kinh dẫn đến tổn thương não, mắt và tai, gây ra đau đầu, viêm màng não, đột quỵ và thay đổi tâm tính. Mắt người bệnh có thể nhạy cảm với ánh sáng hoặc sưng lên, giảm thị lực. Mọi người cũng có thể bị mất thính lực, chóng mặt hoặc ù tai nếu nhiễm trùng đến tai.

Nghiên cứu của bác sĩ Nham chỉ giới hạn trong thành phố Chicago. Song, bà cho hay hiện tượng ngày một nhiều người bệnh có triệu chứng giang mai nặng cũng xuất hiện ở nhiều thành phố khác trên khắp nước Mỹ.

Theo bà Nham, một số lý do dẫn đến điều này có thể là thiếu kháng sinh.

Phương pháp điều trị hiệu quả bệnh giang mai là tiêm kháng sinh penicillin tác dụng kéo dài, được gọi là Bicillin L-A. Tuy nhiên, tai Mỹ, loại thuốc này đã thiếu hụt trong một năm.

Do tiêm phòng là phương pháp điều trị hiệu quả duy nhất trong thai kỳ, CDC khuyến cáo các nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe ưu tiên những mũi này đó cho phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh.

Đàn ông cũng có thể tiêm ngừa bằng một loại kháng sinh khác - doxycycline - để chữa bệnh. Mọi người cần uống doxycycline đều đặn 2 lần/ngày trong vài tuần để thấy được hiệu quả. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể hoàn tất toàn bộ liệu trình. Điều này khiến bệnh nhiễm trùng không được điều trị dứt điểm và tiến triển nặng hơn.

Không có nghề nào tuyệt vời hơn nghề y

Nghề bác sĩ vất vả về mặt thời gian, tổn hao nhiều năng lượng và cảm xúc. Thế nhưng, trên thế gian này, không có nghề nào tuyệt vời hơn nghề y. Chạy trời không khỏi đau là tập hợp các ghi chép của tác giả Adam Kay trong 6 năm hành nghề y từ 2004 đến 2010, cuốn sách là bản báo cáo không khoan nhượng về công việc của đội ngũ y tế của Vương quốc Anh đang làm việc ngày đêm nhưng chưa được nhìn nhận và tôn trọng đúng mức.

Nhiều bệnh truyền nhiễm ở các tỉnh phía Nam vẫn tăng cao

Trong tuần 46 (8-14/11), số ca mắc sởi ở 19 tỉnh thành phía Nam vẫn tăng cao, các địa phương tích cực tiêm vaccine cho trẻ.

Trẻ sơ sinh bị uốn ván vì sự chủ quan của người lớn

Bệnh uốn ván sơ sinh thường xảy ra ở trẻ bị đẻ rơi, sinh tại nhà do “bà đỡ vườn” theo phong tục tập quán còn lạc hậu, nhất là ở vùng sâu, vùng xa.

Nhật Minh

Bạn có thể quan tâm