Theo bác sĩ Đồng Phú Khiêm, Phó trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, các chức năng sinh học của bệnh nhân 1823 chưa được cải thiện. Bác sĩ Khiêm nhận định bệnh nhân này bị tổn thương gần hết phổi.
Về mặt hình ảnh học, trên phim chụp, ước lượng tổn thương phổi có thể lên tới hơn 90, thậm chí 95%. Tính mạng của bệnh nhân phụ thuộc hoàn toàn bằng ECMO (tim phổi nhân tạo) nên việc di chuyển để chiếu, chụp tổn thương phổi chính xác là bao nhiều phần trăm hiện rất khó. Theo bác sĩ Khiêm, việc xác định chính xác phần trăm tổn thương phổi hiện tại không có nhiều ý nghĩa bằng các chỉ số lâm sàng khác.
Bệnh nhân 1823, 65 tuổi, có địa chỉ ở Chiến Thắng, Mê Linh, Hà Nội. Người này sống cùng nhà với người mắc Covid-19, vào Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương từ ngày 2/1.
Bệnh nhân 1823 bị tiểu đường, bắt đầu suy hô hấp từ ngày 7/2. Đến ngày 9/2, bệnh nhân phải thở máy, lọc máu và can thiệp ECMO. Bệnh nhân đã có 5 lần xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 và được các bác sĩ tiên lượng nguy kịch. Trong quá trình điều trị, bệnh nhân được sử dụng an thần giãn cơ thở theo máy, còn phù vùng thấp ít, phù vùng ngực bụng.
Nhân viên y tế mặc đồ bảo hộ cẩn thận trước khi làm việc tại khu cách ly ở Hải Dương. Ảnh: Thạch Thảo. |
Bác sĩ Khiêm nhận định trường hợp này chưa có tiến triển nhiều dù đã nhập viện hơn 2 tháng. Điều này theo ông Khiêm là không nằm ngoài dự đoán với những ca bệnh Covid-19 nặng trên thế giới và các trường hợp Việt Nam từng điều trị.
Vị chuyên gia này nhận định việc điều trị cần thời gian. Với tổn thương phổi nặng, thuốc hỗ trợ sẽ giúp đào thải, chiến thắng virus. Tuy nhiên, ngay cả khi chiến thắng virus, các tổn thương phổi cũng cần thời gian dài để sửa chữa, hồi phục.
Bác sĩ giải thích trường hợp như bệnh nhân 91 (phi công Anh) hay bệnh nhân 19 có tổn thương phổi rất nặng, hơn 2-3 tháng mới hồi phục.
Trước đó, những ca Covid-19 nặng khác kèm nhiều bệnh lý nền luôn là trở ngại cho các bác sĩ khi điều trị. Sau nhiều tháng, các bác sĩ đã tích lũy kinh nghiệm. Điểm khác biệt của bệnh nhân 1823 đó là các vấn đề như cao huyết áp, tiểu đường đã được khống chế tốt.
Hiện tại, người này cần hỗ trợ thở máy, ECMO để duy trì sự sống, chăm sóc hô hấp tích cực, chờ đợi tổn thương phổi dần dần chuyển về trạng thái sửa chữa.
Ngoài ra, bác sĩ Khiêm nhận định bệnh nhân 1823 có cơ hội cứu được khá cao. Trường hợp này được tiên lượng rất nặng nhưng các chức năng gan, tim về cơ bản khá tốt.
Về tình trạng âm tính rồi dương tính và ngược lại, bác sĩ Khiêm giải thích cơ thể bệnh nhân có thể còn tồn đọng virus ngưỡng rất thấp. Xét nghiệm âm tính rồi lại dương tính nhiều khả năng là xác virus vẫn còn hoặc nhiều nguyên nhân khác. Ông cũng lưu ý virus này chưa chắc đã gây lây nhiễm cho người lành bởi cấu trúc đầy đủ của SARS-CoV-2 không còn.
Bác sĩ Khiêm cho rằng khi điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng không nên nôn nóng. Việt Nam từng có những bệnh nhân phải chạy ECMO đến 60-70 ngày nhưng đã hồi phục. Do đó, các bác sĩ cần đánh giá thận trọng để có phương án điều trị tốt nhất.
Dịch Covid-19
Phát hiện mới về hậu quả của Covid-19
Nghiên cứu mới cho thấy Covid-19 gây hại cho hệ vi sinh vật đường ruột, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác như đầy hơi và trào ngược axit.
Covid-19 vẫn gây chết người nhưng đã thay đổi về nhân khẩu học
Bang California, Mỹ, đang có sự thay đổi về nhân khẩu học trong số ca tử vong. Theo các chuyên gia, xu hướng này tương tự với toàn nước Mỹ và nhiều nước khác trên thế giới.
Phát hiện virus bí ẩn giống SARS-CoV-2 ở Nga
Với protein gai có thể dễ dàng bám vào tế bào người như nCoV, loại virus này khiến các nhà khoa học lo lắng. Đặc biệt, vaccine và kháng thể Covid-19 không có tác dụng với nó.
Đại dịch mới ở những người khỏi Covid-19
Nghiên cứu mới cho thấy ngay cả người nhiễm nCoV nhẹ cũng có nguy cơ bị đau tim, đột quỵ cao hơn. Điều này dấy lên mối lo về đại dịch bệnh tim mạch ở những người khỏi Covid-19.
Triệu chứng nhiễm biến chủng BA.5
Về cơ bản, người nhiễm BA.5 sẽ có các triệu chứng như những chủng Covid-19 trước đó. Song, tần suất gặp phải của từng triệu chứng lại khác nhau.