Sáng 12/4, bác sĩ chuyên khoa 2 Phạm Thanh Phong, Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ (BVĐKTWCT), cho biết bệnh nhân là L.K.T. (68 tuổi, ngụ quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ).
Sau khi gây tê, bác sĩ Thạch Thành Tây đã nội soi để gắp thành công dị vật cho bà T. trong 10 phút. Trưa 12/4, bệnh nhân không sốt, hết đau cổ, nuốt không đau, không vướng.
Theo bác sĩ chuyên khoa 2 Bồ Kim Phương (Trưởng khoa Nội tiêu hóa huyết học), hóc xương động vật ngày thứ hai trở đi có thể gây áp-xe trung thất. Dị vật đường tiêu hóa còn có thể gây thủng động mạch chủ khiến bệnh nhân tử vong.
Bác sĩ kiểm tra sức khỏe cho bà T. Ảnh: T.P. |
“Khi bị hóc dị vật, người bệnh cần đến cơ sở y tế ngay để được lấy ra sớm càng tốt, tránh chữa bằng mẹo. Người dân nên cẩn thận trọng khi ăn uống, nhai kỹ, không nên ăn uống vội, không nói chuyện và cười đùa khi ăn. Trẻ em và người già cần loại bỏ xương trước khi ăn”, bác sĩ Phương khuyến cáo.