Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TƯ VẤN

Bệnh tiểu đường có thể chữa khỏi hoàn toàn không?

Cha tôi điều trị bệnh đái tháo đường đã nhiều năm. Xin hỏi bác sĩ bệnh này có thể chữa khỏi hoàn toàn không?

Cha tôi điều trị bệnh đái tháo đường đã nhiều năm. Xin hỏi bác sĩ bệnh này có thể chữa khỏi hoàn toàn không?

TS.BS Lê Quang Toàn, Trưởng khoa Đái Tháo đường, Bệnh viện Nội tiết Trung ương, Hà Nội

Bệnh tiểu đường, theo y học còn gọi là bệnh đái tháo đường, là một rối loạn chuyển hóa mạn tính rất phổ biến. Khi mắc bệnh tiểu đường, cơ thể bạn mất đi khả năng sử dụng hoặc sản xuất ra hormone insulin một cách thích hợp.

Mắc bệnh tiểu đường có nghĩa là bạn có lượng đường trong máu quá cao từ nhiều nguyên nhân. Tình trạng này có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng cho cơ thể, bao gồm cả mắt, thận, thần kinh và tim.

Đến này, chúng ta vẫn chưa có nghiên cứu khoa học nào tìm ra phương pháp chữa khỏi hoàn toàn bệnh tiểu đường.

Ở giai đoạn đầu, bệnh còn nhẹ, sử dụng một số loại thuốc Đông y có thể giúp giảm đường huyết. Khi người bệnh đến khám ở các phòng mạch và cơ sở khám chữa bệnh, bạn thấy đường huyết ở ngưỡng bình thường và nghĩ rằng đã điều trị bệnh khỏi hẳn. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn không đúng.

Người bệnh có lượng đường trong máu bình thường là do sử dụng thuốc, không phải vì bệnh đã biến mất. Khi đó, họ cần tiếp tục sử dụng thuốc kết hợp với luyện tập và ăn uống hợp lý, nếu không glucose máu sẽ tăng trở lại.

Ở người bệnh tiểu đường, các tế bào đảo tụy suy giảm chức năng dẫn đến giảm tiết insulin hoặc lượng hormone này không được sử dụng hiệu quả. Trong đó, insulin tham gia vào quá trình chuyển hóa glucose, vận chuyển đường vào trong tế bào sinh năng lượng.

Kết quả của sự thiếu hụt insulin là lượng đường trong máu tăng cao. Chức năng tuyến tụy sẽ suy giảm theo thời gian, đến một lúc nào đó, người bệnh tiểu đường dùng thuốc mà không thể đáp ứng, phải tiêm insulin. Đây là bằng chứng cho thấy bệnh tiểu đường vẫn chưa thể khỏi.

Cách kiểm soát bệnh đái tháo đường hiệu quả

  • Sử dụng thuốc hạ đường huyết thường xuyên: Nếu đã được kê toa thuốc hạ đường huyết, bạn nên dùng thuốc theo đúng chỉ định và tái khám định kỳ để được điều chỉnh liều lượng nếu cần.
  • Kiểm soát chế độ ăn: Bạn ăn gì, uống gì cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới nồng độ đường máu. Do đó, chế độ ăn nên hạn chế thực phẩm nhiều đường, tinh bột, bánh kẹo ngọt, nước uống có ga… Bạn nên ăn nhiều rau xanh, các loại quả hạch, ngũ cốc nguyên hạt...
  • Tập thể dục thường xuyên: Ngồi nhiều, ít vận động làm tăng kháng insulin, khiến đường máu sẽ khó ổn định. Do đó, bạn nên cố gắng luyện tập hàng ngày như đi bộ, chạy bộ, đạp xe, chơi cầu lông, bơi lội… để làm giảm đường huyết.

Sách về nghề y

Tò mò về nghề y, về một nghề nghiệp luôn có tác động đến cuộc đời bạn nhưng luôn đầy những thông tin kỹ thuật khó hiểu? Đây là một số giới thiệu của mục Sức khỏe dành cho bạn:

Ký túc xá - Cá tốc ký: Cuốn sách kể về đời sống của sinh viên Đại học Y Hà Nội, chủ yếu xoay quanh đời sống ký túc xá, nơi tác giả đã trải qua tuổi trẻ cùng 10 thành viên khác trong phòng 110 E2.

Chạy trời không khỏi đau: Tập hợp các ghi chép của tác giả Adam Kay trong 6 năm hành nghề y từ 2004 đến 2010, cuốn sách là bản báo cáo không khoan nhượng về công việc của đội ngũ y tế của Vương quốc Anh đang làm việc ngày đêm nhưng chưa được nhìn nhận và tôn trọng đúng mức.

Hai người nguy kịch sau khi ăn tiết canh, thái thịt lợn

Cả hai bệnh nhân khi nhập đều được cấy máu và phát hiện vi khuẩn Streptococcus (liên cầu khuẩn lợn).

Độc giả Minh Ánh

Bạn có thể quan tâm