Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bệnh truyền nhiễm hay mắc ở trẻ em khi giao mùa

Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn vì hệ thống miễn dịch chưa được hoàn thiện và bé có xu hướng đưa mọi thứ vào miệng trong khi tay chưa được rửa sạch.

Các bậc cha mẹ cần đặc biệt lưu ý cách chăm sóc trẻ để không mắc các sai lầm đáng tiếc.

Bệnh truyền nhiễm có khả năng lây truyền trong cộng đồng bằng nhiều đường khác nhau và có thể trở thành vùng dịch với số người mắc nhiều.

Nguyên nhân gây bệnh truyền nhiễm ở trẻ em

Một số bệnh lây truyền qua đường không khí, qua dịch tiết khi ho, hắt hơi hay nói chuyện, số khác phát triển trong môi trường ô nhiễm, vệ sinh kém và xâm nhập vào cơ thể trẻ qua đường tiêu hóa.

Những người sống trong môi trường ô nhiễm, không giữ gìn vệ sinh cá nhân hay môi trường sinh hoạt xung quanh sẽ dễ mắc bệnh truyền nhiễm. Khi có điều kiện thuận lợi, một số vi trùng thường trú có thể gây bệnh, vì vậy, cần có lối sống tốt, rửa tay thường xuyên, tiêm chủng đầy đủ để ngăn ngừa bệnh.

Ở trẻ nhỏ, một số yếu tố bao gồm độ tuổi, khả năng miễn dịch, dinh dưỡng, cấu tạo gene và bệnh lý đi kèm có thể ảnh hưởng đến việc nhiễm bệnh truyền nhiễm. Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn vì hệ thống miễn dịch chưa được hoàn thiện và bé có xu hướng đưa mọi thứ vào miệng khi tay chưa được rửa sạch.

Những bệnh truyền nhiễm trẻ hay mắc khi giao mùa

Bệnh tay chân miệng

Trẻ mắc bệnh tay, chân, miệng thường có các triệu chứng điển hình như nốt hồng ban bóng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, trong miệng gây vết loét miệng, đầu gối, mông, hay nổi rải rác ở những vị trí khác trên cơ thể. Đặc biệt, những bóng nước này khi ấn vào thường không đau, không ngứa kèm theo triệu chứng sốt nhẹ, nôn ói và tiêu chảy...

Không có thuốc ngăn được biến chứng và biến chứng hay không phụ thuộc vào từng trẻ... Do vậy, chăm sóc, điều trị triệu chứng và nhận biết được các dấu hiệu có thể có biến chứng là quan trọng nhất.

Viêm đường hô hấp trên

Các bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp trên bao gồm cảm cúm, viêm xoang, viêm thanh quản cấp và mạn tính…

- Bệnh cảm cúm: Bệnh lây lan qua đường hô hấp; thông thường diễn biến nhẹ, phục hồi sau 2-7 ngày với các biểu hiện như sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi… Trẻ em, người cao tuổi, người đang mắc các bệnh mạn tính, suy giảm miễn dịch thường dễ cảm nhiễm hơn những người khác.

- Bệnh viêm xoang: Viêm xoang có 2 dạng chính là viêm xoang cấp tính và viêm xoang mạn tính. Viêm xoang cấp tính thường xảy ra ở xoang sàng, xoang trán, xoang bướm và viêm đa xoang. Khi bị viêm xoang, người bệnh có dấu hiệu sốt, chảy dịch, nghẹt mũi, không ngửi thấy mùi, đau đầu, có cảm giác chóng mặt hay choáng váng, đau xung quanh vùng mắt theo từng cơn và nhịp mạch đập.

- Viêm thanh quản: Viêm thanh quản là bệnh phổ biến ở nhiều đối tượng, cả trẻ em và người lớn. Nguyên nhân là nhiễm lạnh, thay đổi thời tiết, ô nhiễm môi trường. Đối với trẻ nhỏ, nguyên nhân còn có thể là trẻ khóc nhiều hoặc nói nhiều kết hợp với các yếu tố virus hoặc vi khuẩn gây bệnh. Khi bị viêm thanh quản, người bệnh bị sốt, khàn tiếng, ho, thở rít, đau họng, nuốt vướng, có cảm giác ngứa, cay hoặc rát nhẹ vùng thanh quản.

Sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là bệnh nhiễm virus gây ra triệu chứng đầu tiên là sốt, theo cảnh báo thời gian nguy hiểm nhất của bệnh là từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 của bệnh. Hiện bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu điều trị triệu chứng sốt cao liên tục, đau đầu, nôn, chảy máu chân răng…

Ngoài biểu hiện lâm sàng, các bác sĩ chỉ định xét nghiệm tìm căn nguyên virus Dengue. Các xét nghiệm huyết thanh, xét ngiệm PCR, phân lập virus lấy máu trong giai đoạn sốt sẽ giúp kết quả chính xác và để phân biệt với bệnh sốt do virus khác.

Sởi

Đây là bệnh truyền nhiễm do virus gây ra rất thường gặp ở trẻ em, nhất là trẻ nhũ nhi vì sức đề kháng của trẻ còn yếu kém. Bệnh xảy ra quanh năm và lây truyền theo đường hô hấp, nên khả năng lây lan rất nhanh theo diện rộng và dễ dàng lan truyền thành dịch.

Sởi lan truyền do dịch tiết mũi họng của người nhiễm bệnh theo không khí thoát ra khi người bệnh ho hoặc hắt hơi. Sự lan truyền từ người bệnh đến người lành có thể xảy ra khi người lành hít phải những giọt không khí có virút sởi sau khi người bệnh xả ra 2 tiếng đồng hồ.

Khi bị nhiễm sởi, sau giai đoạn ủ bệnh kéo dài khoảng 7 ngày đến 2 tuần, bệnh nhân sốt cao, xuất hiện dấu hiệu phát ban đặc trưng của sởi, lúc đầu ban nổi ở sau tai, sau đó lan ra mặt, rồi lan dần xuống ngực bụng và lan ra toàn thân. Ngoài ra, trẻ bị mắc sởi thường có một số triệu chứng kèm theo như: chảy nước mũi, ho hay đỏ mắt, đôi khi trẻ bị tiêu chảy vì tình trạng viêm long đường tiêu hóa.

Những lưu ý cần biết khi chăm sóc trẻ

Các bậc cha mẹ cần đặc biệt lưu ý cách chăm sóc trẻ dể không mắc các sai lầm đáng tiếc:

  • Không phải kiêng tắm.
  • Không tự ý chích hoặc làm vỡ mụn nước.
  • Nên cho trẻ ăn đồ ăn lỏng, dễ nuốt, chia nhỏ bữa ăn nhiều lần giúp trẻ ăn nhiều hơn.
  • Kiêng đồ ăn chua, cay, quá mặn làm trẻ khó chịu thêm. Hướng dẫn trẻ lớn súc miệng bằng nước muối ấm để vệ sinh và giảm đau cho trẻ.
  • Nếu trẻ quấy khóc nhiều, kể cả không sốt cha mẹ vẫn cần cho bé uống thuốc giảm đau hạ sốt, thông dụng là Paracetamol liều 15mg/kg, không quá 4 lần/ ngày cách mỗi 4-6h hoặc ibuprofen liều 10 mg/kg, không quá 3 lần/ngày cách mỗi 6-8h.
  • Nên cho trẻ đi khám khi có các triệu chứng nặng để được chẩn đoán xác định và hướng dẫn theo dõi.
  • Tiêm phòng đầy đủ: vaccine là biện pháp hữu hiệu nhằm phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm ở trẻ em, làm giảm tỷ lệ mắc bệnh, giảm nhẹ các biến chứng, giúp bé khỏe mạnh, phát triển thể chất và trí não bình thường.

Sách hay về tình yêu

Đã có nhiều sách, tác phẩm viết về tình yêu - câu chuyện của trái tim ấm nóng, thứ tình cảm thường được cho là phức tạp. Dưới “cái đầu lạnh” của những lý thuyết triết học, góc nhìn tâm lý học, tình yêu hiện lên sáng rõ nhưng cũng không thiếu cảm xúc.

Nghệ thuật yêu của nhà phân tâm học Erich Fromm xuất bản năm 1957. Đến nay, cuốn sách được dịch ra 34 thứ tiếng với hàng triệu bản in. Nó vừa là công trình nghiên cứu lý thuyết, vừa là cuốn sách tâm tình, gợi mở bạn đọc hiểu về bản chất của yêu.

Một bệnh viện tiếp nhận 13 ca bị rắn độc cắn trong 10 ngày

Trong 10 ngày trở lại đây, khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn đã tiếp nhận tới 13 trường hợp bị rắn độc cắn.

https://suckhoedoisong.vn/benh-truyen-nhiem-hay-mac-o-tre-em-khi-giao-mua-169240920144628692.htm

Bác sĩ Nguyễn Tuấn / Sức khỏe và Đời sống

Bạn có thể quan tâm