Bệnh uốn ván có lây không và triệu chứng điển hình của bệnh là gì? Khi nào người bệnh uốn ván cần đi khám?
Cơ quan Dịch vụ Y tế Quốc gia Vương quốc Anh (NHS)
Uốn ván là tình trạng nghiêm trọng nhưng hiếm gặp do vi khuẩn xâm nhập vào vết thương. Hầu hết người bị uốn ván đều chưa được tiêm phòng hoặc không hoàn thành toàn bộ lịch tiêm chủng.
Vi khuẩn uốn ván có thể tồn tại một thời gian dài bên ngoài cơ thể và thường được tìm thấy trong đất và phân của động vật như ngựa và bò. Nếu vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua vết thương, chúng có thể nhanh chóng nhân lên và giải phóng độc tố ảnh hưởng đến dây thần kinh, gây ra các triệu chứng như cứng cơ và co thắt.
Vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua:
- Vết thương hoặc xước.
- Mụn nước hoặc vết nứt trên da.
- Vết bỏng.
- Động vật cắn.
- Xỏ lỗ trên cơ thể, hình xăm và tiêm.
- Chấn thương mắt.
- Tiêm thuốc nhiễm độc.
Uốn ván không thể lây từ người này sang người khác.
Các triệu chứng uốn ván thường bắt đầu từ khoảng 4 đến 21 ngày sau khi nhiễm bệnh. Trung bình, chúng bắt đầu sau khoảng 10 ngày. Các triệu chứng chính của uốn ván bao gồm:
- Cứng cơ hàm, có thể khiến bạn khó mở miệng.
- Co thắt cơ đau đớn, có thể gây khó thở và khó nuốt.
- Sốt cao.
- Đổ mồ hôi.
- Nhịp tim nhanh.
Nếu không được điều trị, các triệu chứng có thể trở nên tồi tệ hơn trong những giờ và ngày tiếp theo. Người bị uốn ván cần liên hệ với bác sĩ nếu cảm thấy lo lắng về vết thương, đặc biệt nếu:
- Đó là một vết thương sâu.
- Có bụi bẩn hoặc thứ gì đó bên trong vết thương.
- Chưa được tiêm phòng uốn ván đầy đủ, hoặc không chắc mình đã tiêm đủ chưa.
Bác sĩ sẽ đánh giá vết thương và quyết định xem bạn có cần điều trị và đến bệnh viện hay không.
Bạn có thường xuyên quên để điện thoại ở đâu? Không nhớ ra mình đã khóa cửa nhà chưa? Hay quên cuộc hẹn quan trọng với đối tác? Bạn băn khoăn và lo lắng liệu có phải mình bị suy giảm trí nhớ hay không?
Cuốn sách Bác sĩ tốt nhất của nhà mình của tác giả bác sĩ Trần Quốc Khánh chia sẻ các giải pháp giúp bạn cải thiện trí nhớ hiệu quả. Ngoài ra, cuốn sách cũng tập hợp những lời khuyên, chia sẻ kinh nghiệm để phòng ngừa các bệnh thường gặp. Ở đó, nhiều kiến thức y học được bác sĩ Khánh lồng ghép những câu chuyện từ đời thực.