Món ăn chứa nhiều muối: Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, nguyên nhân dẫn đến thừa cân, béo phì ở trẻ nhỏ chủ yếu là ăn uống vượt quá nhu cầu năng lượng và chất đạm, trong khi ít hoạt động thể chất. Trong đó, nhiều sai lầm khi chế biến món ăn nhưng bà mẹ không nhận ra, vô tình khiến con tích lũy thừa năng lượng, gây thừa cân, béo phì. Năm 2015, nhóm chuyên gia tại Anh và Trung Quốc phát hiện chế độ ăn nhiều muối khiến chất béo trong cơ thể trẻ, người lớn tăng lên. Ăn thêm một gam muối mỗi ngày làm tăng hơn 20% nguy cơ béo phì ở trẻ em. |
Bữa ăn nhiều đồ chiên rán: Chị Lan, mẹ bé Tun (Hoàn Kiếm, Hà Nội) tâm sự cậu con trai 10 tuổi ăn rất ít cơm nhưng tiêu thụ khá nhiều thức ăn, đặc biệt là thực phẩm chiên rán như cánh gà chiên rán, thịt tẩm bột chiên giòn. Có lúc, Tun có thể ăn hết 3 cái đùi to. Điều này tưởng như giúp con bổ sung nhiều chất bổ nhưng thực tế lại đang khiến con dư thừa quá mức chất đạm, chất béo. Trẻ nạp quá nhiều chất béo có khả năng làm tăng nồng độ cholesterol xấu, thừa cân, béo phì. Chất béo chuyển hóa cũng góp phần làm tăng nguy cơ phát bệnh tim mạch, đột quỵ. |
Thiếu hụt lượng lớn rau xanh, vitamin và khoáng chất: Theo gợi ý từ chuyên gia dinh dưỡng, chúng ta có thể định lượng một bữa ăn cân bằng qua chiếc đĩa. Khi đặt hết thức ăn lên đĩa, rau xanh, hoa quả phải chiếm 1/2, còn lại là thịt, cá và cơm chia đều. Vitamin, khoáng chất, chất xơ giúp trẻ phát triển chiều cao, tăng cường hệ miễn dịch. Tuy nhiên, nhiều bà mẹ thường không tuân thủ theo khuyến cáo này, lượng rau xanh cần thiết quá ít. Theo khuyến nghị của Viện Dinh Dưỡng, nhu cầu chất xơ tối thiểu cần tính theo công thức “Tuổi + 5”, ví dụ: bé 5 tuổi cần “5+5” = 10 g chất xơ/ngày. |
Ăn quá nhiều rau xanh: Trái ngược với quan niệm trên thì nhiều cha mẹ thấy các loại nấm, đậu cũng giàu đạm nên có suy nghĩ bổ sung đạm thực vật sẽ tốt hơn đạm động vật. Suy nghĩ này là hoàn toàn sai lầm. Theo Medical News Today, ăn quá nhiều rau có thể gây quá tải đường tiêu hóa, đầy hơi, chướng bụng, hạn chế hấp thu canxi và kẽm. Theo khuyến nghị của Viện Dinh Dưỡng, ở trẻ em, nhu cầu chất xơ có thể tính theo công thức “Tuổi + 5”, ví dụ: bé 5 tuổi cần “5+5” = 10g chất xơ/ngày. Ngoài nguyên tắc ăn đủ 4 nhóm chất (đạm, đường bột, chất béo, vitamin và chất khoáng), mẹ nên bổ sung cho trẻ sữa hàng ngày để đảm bảo đủ chất. Viện Dinh dưỡng Quốc gia khuyến nghị mỗi ngày, trẻ 1-3 tuổi chỉ nên uống khoảng 500ml sữa bò (đã pha theo công thức), trẻ 3-5 tuổi nên bổ sung 400 ml sữa và chế phẩm từ sữa, trẻ 6-7 tuổi là 450 ml, 8-9 tuổi là 500 ml, 10-19 tuổi là 600 ml. Đối với trẻ thừa cân, béo phì, cha mẹ có thể tham khảo sữa đặc trị, đơn cử là Nutifood GrowPLUS+ Trắng. Sữa chứa 29 loại vitamin khoáng chất và DHA từ tảo, kết hợp hệ chất Fiber Balance (Polydextrose và FOS/Inulin) giúp giảm cảm giác thèm ăn, hỗ trợ kiểm soát cân nặng hiệu quả nhưng vẫn phát triển thông minh cao lớn chuẩn BMI. |
Chọn cách chế biến hạn chế dầu mỡ nhưng quên quan tâm tới tổng năng lượng của bữa ăn: Bé Gạo 6 tuổi thích gà rán nhưng vì sợ con béo, chị Mai (ở quận 1, TP.HCM) thường chế biến bằng cách chiên không dầu. Tuy nhiên, món ăn này vẫn được tẩm bột, không bỏ da. Tưởng rằng là thói quen tốt, hạn chế béo nhưng vô tình cách làm của bà mẹ vẫn khiến trẻ nạp nhiều năng lượng. Món trẻ yêu thích nên ăn nhiều, dẫn tới dư thừa tổng năng lượng cần thiết trong một ngày. Theo nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam đã được Bộ Y tế phê duyệt, năng lượng hàng ngày trẻ cần nạp vào được khuyến nghị lượng calo cần thiết hàng ngày với bé trai là: 6-7 tuổi (1.570 calo), 8-9 tuổi (1.820 calo), 9-11 tuổi (2.150 calo). Tương tự với bé gái lần lượt là 1.460, 1.730, 1.980 calo. |
Cho trẻ ăn nhiều thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn: Sau giờ học, trẻ thường đói bụng và thèm ăn vặt như xúc xích, kem, bánh, kẹo. Chính những thực phẩm này là nguyên nhân khiến trẻ thừa cân, béo phì nhiều hơn bởi chúng chứa nhiều đường, chất béo xấu. Bên cạnh món chế biến sẵn, những thực phẩm đóng hộp cũng có rất nhiều chất bảo quản, không tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ. |
Hâm lại thức ăn nhiều lần: Nhiều gia đình có thói quen hâm nóng món ăn còn thừa để bữa sau ăn tiếp. Tuy nhiên, điều này lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ xấu cho sức khỏe. Những món như rau xào, trứng, hải sản, món ăn từ nấm… không nên để qua đêm và hâm lại nhiều lần vì dễ gây biến đổi chất, phân giải đạm hoặc sản sinh vi khuẩn. |
Nhiều bà mẹ quan niệm con bụ bẫm, mập mạp mới là khỏe, đáng yêu. Điều này khiến mỗi bữa ăn với nhiều gia đình là cuộc chiến không hồi kết. Nhưng theo các chuyên gia, chúng ta nên chế biến thanh đạm, hạn chế thức ăn nhanh, chiên rán và đặc biệt cân bằng, đủ 4 nhóm chất: Chất bột đường, béo, protein, vitamin và khoáng chất. |