Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Bí ẩn nằm dưới kiệt tác bậc thầy Phục hưng suốt 5 thế kỷ

Các nhà nghiên cứu tại Cyprus phát hiện một bức chân dung ẩn giấu suốt nhiều thế kỷ bên dưới bức tranh sơn dầu "Ecce Homo" (1570) của bậc thầy Phục hưng Titian.

Titian Ecce Homo,  bac thay Phuc Hung,  tranh son dau co,  cong hoa Cyprus anh 1bức cTitian Ecce Homo,  bac thay Phuc Hung,  tranh son dau co,  cong hoa Cyprus anh 2

Bức chân dung bí ẩn được phục dựng dựa trên phiên bản chụp X-quang.

Hình ảnh phục dựng của bức tranh này hiện được trưng bày tại thành phố Limassol (Cyprus).

Tác phẩm này khắc họa một người đàn ông vô danh với bộ ria mép mảnh, tay cầm bút lông, đứng cạnh một chồng giấy hoặc sách - một hình ảnh đời thường so với cảnh Chúa Jesus bị trói và đội vương miện gai mà Titian đã vẽ đè lên sau đó.

“Tác phẩm chứa đựng một bí mật, và bí mật đó chính là một bức chân dung chưa từng được biết đến nằm ẩn bên dưới”, Giáo sư Nikolas Bakirtzis, trưởng nhóm nghiên cứu tại Viện Cyprus (CyI), một tổ chức giáo dục phi lợi nhuận, chia sẻ.

Titian Ecce Homo,  bac thay Phuc Hung,  tranh son dau co,  cong hoa Cyprus anh 3

Các nhà nghiên cứu trưng bày những lớp phân tích được tiến hành trên tác phẩm Ecce Homo.

Ecce Homo (tạm dịch: Kìa, Người), tác phẩm được vẽ đè lên, khắc họa Chúa Jesus đứng bên cạnh Pontius Pilate, người chủ trì phiên tòa cuối cùng trước khi ngài bị đóng đinh trên thập giá.

Khi chuẩn bị bảo tồn bức tranh, các nhà nghiên cứu đã soi kính hiển vi và nhận thấy những sắc tố màu khác xuất hiện qua các vết nứt nhỏ trên bề mặt lớp sơn cũ.

“Giống như giải một câu đố vậy”, ông Bakirtzis nói.

Bằng cách kết hợp các kỹ thuật hình ảnh và phân tích phi xâm lấn, nhóm nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm Định danh Nghệ thuật Andreas Pittas (APAC) thuộc CyI đã ghép lại toàn bộ bức chân dung bị ẩn sâu.

Dựa trên hình ảnh X-quang, các chuyên gia sau đó đã phục dựng bức tranh sơn dầu về người đàn ông này.

“Rõ ràng đây là chân dung của một chủ ngân hàng, luật sư, hoặc một người có địa vị chuyên môn trong không gian làm việc của ông ấy”, Bakirtzis, nhà sử học nghệ thuật và kiến trúc, đồng thời là giám đốc APAC, nhận định.

Triển lãm trưng bày tác phẩm của Titian cùng bức chân dung ẩn giấu được khai mạc tại Limassol vào cuối tháng 1, kéo dài đến ngày 10/3.

Titian Ecce Homo,  bac thay Phuc Hung,  tranh son dau co,  cong hoa Cyprus anh 4

Một du khách đang ngắm bức tranh Ecce Homo tại Trung tâm Nghệ thuật Thành phố Limassol ngày 30/1.

Sinh năm 1488 với tên khai sinh Tiziano Vecellio, Titian cùng xưởng vẽ của mình tại Venice đã tạo ra hàng trăm bức tranh cho đến khi ông qua đời vào năm 1576.

Các nhà nghiên cứu biết rằng Titian thường tái sử dụng vải vẽ từ những tác phẩm dang dở. Trong trường hợp này, ông đã lật ngược một bức chân dung hoàn chỉnh và vẽ Ecce Homo đè lên.

“Tôi chưa từng biết đến trường hợp nào có thể tái dựng chính xác cách một bức tranh mới được vẽ chồng lên một tác phẩm trước đó”, ông Bakirtzis cho biết.

Ông cũng tin rằng Titian đã tận dụng một số yếu tố từ bức tranh cũ để tạo nên tác phẩm mới, chẳng hạn như sử dụng đường viền hàm của người đàn ông để định hình sợi dây trói cổ tay Chúa Jesus.

“Điều này cho thấy bàn tay của một nghệ sĩ đầy tự tin - người lãnh đạo, đứng đầu xưởng vẽ, chính Titian. Và đó là lý do phiên bản Ecce Homo này chính là tác phẩm mang đậm dấu ấn nghệ thuật của ông”, ông Bakirtzis nói.

Mona Lisa sắp có phòng riêng

Bảo tàng Louvre sẽ di chuyển bức tranh Mona Lisa đến phòng trưng bày riêng biệt trong khuôn khổ dự án cải tạo quy mô lớn, nhằm giảm tải khách tham quan và nâng cao trải nghiệm.

Các nhà mốt xa xỉ nâng tầm giá trị bằng văn chương

Các thương hiệu thời trang cao cấp đang tích cực kết hợp văn học vào chiến lược tiếp thị để nâng cao giá trị thương hiệu và thu hút khách hàng trẻ tuổi. Miu Miu đã triển khai chiến dịch "Summer Reads" bằng việc phát sách miễn phí về nữ quyền tại 8 quốc gia, thu hút đông đảo người tham gia. Trước đó, nhiều nhà thiết kế như Kim Jones của Fendi, Joseph Altuzarra và Pierpaolo Piccioli của Valentino đã lấy cảm hứng từ các tác phẩm văn học cho bộ sưu tập của mình. Hãng Loewe cũng làm mới các tác phẩm kinh điển với diện mạo thời trang và bán ra với giá cao.

Ánh Dương

Bạn có thể quan tâm