Cậu bé gây ấn tượng vì lối nói chuyện bình tĩnh, chí tình. Ảnh: Baidu. |
Đoạn video ghi lại cảnh một học sinh tiểu học ở tỉnh Giang Tây, Trung Quốc mô tả cảm giác tổn thương của mình khi bị mẹ mắng hoặc cằn nhằn đang lan truyền trên mạng xã hội Trung Quốc.
Theo đó, trong bữa ăn ở nhà, cậu bé nói chuyện với người mẹ, trên tay vẫn đang cầm đũa ăn cơm, theo South China Morning Post.
"Mẹ hay nạt nộ con vì những chuyện nhỏ nhặt. Con không biết mẹ đang làm cái gì", cậu bé nói với mẹ.
Cậu bé cũng chia sẻ rằng đã chịu đựng nhiều vì sự tức giận của người mẹ.
"Mẹ giống như một con hổ đáng sợ".
Cậu bé nói thêm rằng bất kể sự cố nhỏ như thế nào, em luôn gặp rắc rối và sẽ bị la mắng. Em cho rằng cách nuôi dạy con của mẹ là không đúng và một ngày nào đó bà sẽ phải đối mặt với hậu quả.
"Bây giờ con chịu đựng mẹ, nhưng hãy đợi khi con lớn lên xem", cậu con trai cảnh báo.
Cậu bé thể hiện sự uất ức trước sự nghiêm khắc của mẹ. Ảnh: Baidu. |
Chia sẻ với Star Video, người mẹ cho biết con trai bắt đầu cuộc nói chuyện sau khi cô thúc ép cậu bé ăn hết bữa tối càng nhanh càng tốt vì đã gần đến giờ đi ngủ.
Cô thừa nhận cảm nhận được cảm xúc mãnh liệt của con song cho hay cậu bé lớn lên trong một gia đình tràn đầy tình yêu thương và sự quan tâm.
“Tôi tôn trọng và chấp nhận những lời chỉ trích”, người mẹ nói.
Đoạn video về cậu bé nhận được nhiều sự quan tâm trên mạng xã hội Trung Quốc. Nhiều người ấn tượng với lời chia sẻ bình tĩnh của cậu bé và sự tự kiểm điểm của người mẹ sau đó.
"Cậu bé nói đúng. Nếu có thể, đừng để mất bình tĩnh", một người bình luận.
Một người khác viết: "Cậu bé cũng đã dạy cho tôi một bài học. Tôi sẽ suy ngẫm về cách nuôi dạy con cái của chính mình".
Mạng xã hội Trung Quốc thường xuyên chia sẻ những câu chuyện về nuôi dạy con cái. Tháng 12/2022, một người mẹ ở khu tự trị Nội Mông khuyến khích cậu con trai 5 tuổi phát triển các kỹ năng như chăn gia súc, nấu ăn và sửa chữa quanh trang trại của gia đình cũng truyền cảm hứng cho hàng triệu dân mạng.
Gen Z giúp đẩy doanh số của tiểu thuyết lãng mạn
Cách đây một thập kỷ, nhóm đọc tác phẩm lãng mạn nhiều nhất là phụ nữ 35-54 tuổi. Nhưng trong vài năm qua, độ tuổi đã được mở rộng và trẻ hóa xuống thế hệ Gen Z. Sự thành công của các tác phẩm lãng mạn trong việc chinh phục độc giả này còn được thúc đẩy mạnh mẽ bởi những cộng đồng yêu sách trên mạng xã hội.