Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Bị hỏi 'điểm yếu của em là gì' thì nên trả lời thế nào?

Những câu hỏi về điểm yếu hay kỳ vọng mức lương có vẻ đơn giản và "truyền thống", nhưng lại đóng vai trò khá lớn trong việc chấm điểm các ứng viên.

Nhiều công ty vẫn duy trì cách phỏng vấn tuyển dụng truyền thống. Ảnh: Pexels.

Năm mới đang đến, các nhà tuyển dụng lại khởi động quá trình tuyển dụng nhân sự mới. Nhiều sinh viên, tân cử nhân cũng theo đó mà bắt đầu "rải" hồ sơ tìm việc.

Trong khi một số công ty sử dụng phương pháp tuyển dụng phức tạp như kiểm tra IQ hoặc EQ, nhiều nơi vẫn chọn phỏng vấn theo cách truyền thống.

Nếu bạn được mời tham gia một buổi phỏng vấn việc làm, chúc mừng bạn vì điều đó có nghĩa là bạn đã lọt vào "mắt xanh" của các nhà tuyển dụng.

Tuy nhiên, buổi phỏng vấn vẫn có thể là "ác mộng" với nhiều ứng viên vì nhiều nhà tuyển dụng đòi hỏi ứng viên phải thể hiện được khả năng suy nghĩ thấu đáo, đồng thời biết cách tạo ra ấn tượng tích cực với các lãnh đạo công ty.

Dưới đây là một số câu hỏi phổ biến trong các buổi phỏng vấn tuyển dụng truyền thống. Bạn có thể tham khảo và chuẩn bị trước để tránh lúng túng và mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng.

cau hoi phong van anh 1

Nhiều câu hỏi tuyển dụng đơn giản nhưng rất dễ "đánh bẫy" ứng viên. Ảnh: Pexels.

"Em hãy giới thiệu về bản thân mình"

Buổi phỏng vấn việc làm thường bắt đầu bằng những câu hỏi về nền tảng và sự quan tâm của bạn đối với công việc. Do đó, nhà tuyển dụng sẽ đặt những câu hỏi như "Em hãy giới thiệu về bản thân mình", "Vì sao em ứng tuyển vào vị trí này", "Em kỳ vọng điều gì về tương lai nghề nghiệp lâu dài"...

Đối với loại câu hỏi này, câu trả lời thuyết phục và câu trả lời phải làm nổi bật được những kỹ năng mà bạn có thể phát huy cho công việc.

Ví dụ, nếu bạn ứng tuyển vào vị trí dịch vụ khách hàng, bạn có thể nói về kỹ năng giao tiếp và khả năng giải quyết vấn đề mà bạn từng sử dụng trong một dự án hồi đại học.

Ngoài ra, câu trả lời thuyết phục cũng phải làm nổi bật những khía cạnh như sự hứng thú của bạn với công việc, cách bạn làm việc với người khác, cách bạn giải quyết những vấn đề phức tạp hoặc ý tưởng của bạn có những tác động nào cho xã hội.

"Điểm yếu của em là gì"

Câu hỏi "huyền thoại" trong các buổi phỏng vấn việc làm chính là "điểm mạnh/điểm yếu của em là gì".

Câu hỏi về điểm mạnh giúp bạn thể hiện được trình độ và kỹ năng phù hợp với vị trí đang ứng tuyển. Nhìn chung, bạn nên đưa ra ví dụ về thành tích cụ thể để chứng minh mình là người có trình độ và có thể làm tốt công việc.

Còn với câu hỏi về điểm yếu, bạn có thể coi điểm yếu là nguyện vọng nghề nghiệp của mình. Cụ thể, bạn nên nói về một kỹ năng không thực sự cần thiết cho công việc mà bạn đang muốn tích lũy kinh nghiệm.

Ví dụ, nếu bạn không giỏi thuyết trình, nhưng bạn nhận thấy đây là điều cần thiết cho sự nghiệp lâu dài, bạn có thể trả lời rằng điểm yếu của bạn là thuyết trình chưa giỏi, nhưng bạn đang muốn rèn luyện thêm.

Bằng cách trả lời này, bạn sẽ cho nhà tuyển dụng thấy được bạn là người hiểu rõ bản thân và luôn sẵn sàng để học hỏi, phát triển bản thân. Cách này cũng giúp bạn để lại ấn tượng tích cực hơn thay vì chỉ liệt kê khuyết điểm mà không nói thêm về kế hoạch cải thiện vấn đề đó.

cau hoi phong van anh 2

Ứng viên nên hạn chế tiết lộ mức lương cũ vì việc "deal lương" sẽ khó khăn hơn. Ảnh: Pexels.

"Em kỳ vọng mức lương bao nhiêu"

Thông thường, việc đàm phán lương sẽ diễn ra ngay sau khi bạn nhận được thông báo trúng tuyển, nhưng đôi khi chủ đề này được nhà tuyển dụng đề cập ngay trong buổi phỏng vấn.

Trước khi nói về mức lương mình mong đợi, bạn cần tìm hiểu trước về mức lương trung bình và các phúc lợi liên quan vị trí bạn đang ứng tuyển. Nếu mức lương chưa được nêu trong phần mô tả công việc, bạn nên hỏi nhà tuyển dụng về mức chi trả dự kiến của họ cho vị trí đó là bao nhiêu.

Ngoài ra, bạn cũng nên cẩn thận khi tiết lộ mức lương của vị trí trước đây. Thông tin này sẽ trở thành "lỗ hổng" khiến việc "deal lương" của bạn trở nên khó khăn hơn.

Nếu bị hỏi câu này, bạn có thể lịch sự từ chối trả lời hoặc nói rằng đây là thông tin mật, bạn và chủ cũ đã thỏa thuận là không tiết lộ cho bên thứ ba.

"Em có câu hỏi nào cho chúng tôi không"

Cuối buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ mời ứng viên đặt câu hỏi cho công ty. Những câu hỏi ngược này có thể giúp bạn ghi dấu ấn tượng với nhà tuyển dụng.

Khi được yêu cầu đặt câu hỏi, bạn có thể hỏi về những khía cạnh liên quan công việc mà bạn chưa biết như giờ làm việc hoặc các câu hỏi về công ty như kế hoạch dài hạn của công ty, văn hóa công ty...

Ngoài ra, bạn cũng nên hỏi rõ về thời điểm bạn sẽ nhận được phản hồi từ công ty sau buổi phỏng vấn.

Bạn nên nhớ rằng phỏng vấn là một quá trình hai chiều, công ty phỏng vấn bạn và bạn cũng đang phỏng vấn họ để xem công việc và công ty có phù hợp với tính cách và kế hoạch nghề nghiệp của bạn hay không. Nếu bạn cảm thấy không phù hợp, bạn nên tìm nơi khác thay vì cố làm vì đồng lương.

Bạn đang cảm thấy mình đã quá tuổi để học?

Được học - câu chuyện về cô gái 17 mới được đến trường lần đầu và đã trở thành tiến sĩ ngành Sử học về sau - hơn cả một câu chuyện truyền cảm hứng về học tập. Đó là hành trình đi tìm bản ngã của Tara Westover, khi cô đánh mất gia đình mình với những lời cáo buộc nghiệt ngã. Đó là sự trưởng thành về nhận thức trước một thế giới rộng lớn hơn gấp nhiều lần những gì cô được nhồi nhét trước kia. Đó là một hành trình giáo dục mà không phải ai cũng sẽ dễ dàng hoàn thành được. Độc giả có thể tìm hiểu thêm về Được học tại đây.

Chọn nghề gì để được trả lương cao mà ít áp lực?

Insider Monkey liệt kê loạt công việc được trả lương hơn 100.000 USD/năm nhưng áp lực công việc không quá lớn, một số nghề có giờ làm việc khá linh hoạt.

Thái An

Theo The Conversation

Bạn có thể quan tâm