Võ sư karate ở Nhật Bản đã đá gãy hàm một nhân viên làm việc trong ngôi nhà ma ám ở Nhật Bản vào năm 2011. Hiện, ông đã thua trong các vụ kiện liên quan đến sự việc.
Người đàn ông thừa nhận bản thân đã uống rượu trước khi vào ngôi nhà ma ám tại công viên Toei Kyoto Studio ở Kyoto vào năm 2011. Lúc này, ông đang đi du lịch cùng đồng nghiệp.
Giật mình khi thấy một “bóng ma” bất ngờ xuất hiện, người đàn ông (chưa được nêu tên) đá vào mặt nhân viên của nhà ma và cho rằng đây là “phản xạ do sợ hãi”.
Nhân viên của nhà ma đã đệ đơn kiện để đòi bồi thường. Kết quả, năm 2015, võ sư chấp nhận bồi thường cho người này với số tiền 10 triệu yen (gần 70.000 USD).
Một võ sư karate đã đá gãy xương hàm của "bóng ma" trong nhà ma Nhật Bản vào năm 2011. Ảnh: SoraNews24. |
Không lâu sau, ông đệ đơn kiện đơn vị quản lý của ngôi nhà ma ám đã xảy ra vụ việc. Võ sư lập luận công ty cũng có một phần trách nhiệm vì không cảnh báo du khách “ngôi nhà có ma” và cần bảo vệ nhân viên của họ tốt hơn. Ông yêu cầu công ty phải hỗ trợ ông trả một phần thiệt hại cho nhân viên.
Trong đơn kiện, võ sư karate lập luận thêm đơn vị quản lý đã cẩu thả khi cho phép một người say rượu như ông vào nhà ma và không đào tạo nhân viên cách phòng vệ khi bị tấn công, SoraNews24 đưa tin.
Tháng trước, Tòa án Osaka phán quyết cú đá của võ sư karate là một phản ứng thái quá đồng thời bác bỏ đơn kiện công viên giải trí của ông. Tòa xác định cú đá làm gãy xương hàm đã “vượt qua giới hạn của một hành động xuất phát từ nỗi sợ hãi”.
Theo tòa, những “bóng ma” là điểm thu hút của những ngôi nhà ma ám Nhật Bản và họ sẽ không bao giờ tấn công khách hàng. Vì vậy, vũ lực là không cần thiết. Tòa nói thêm “rất khó để tìm ra động cơ chính đáng hoặc lý lẽ hợp lý nào” cho hành động của võ sư karate.
Niềm vui và nỗi buồn của công việc
Tập truyện ngắn của nữ tác giả Jang Ryu Jin mang đến cái nhìn khác về cuộc sống của tầng lớp thanh niên ở Hàn Quốc. Chúng ta thường quen với hình ảnh những nam thanh nữ tú, chỉn chu trong bộ trang phục công sở, làm việc trong những cao ốc văn phòng sang trọng. Thực tế, áp lực công việc và khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn, khiến nhiều người trẻ không còn thiết tha với tình yêu, chuyện kết hôn hay sinh con. Các nhân vật của Jang Ryu Jin đều là những thanh niên bình thường mà người ta có thể gặp ở bất cứ đâu. Mỗi câu chuyện là một mảng màu sáng-tối đan xen, tạo nên bức tranh đa chiều về những khó khăn của người trẻ trong xã hội hiện đại.