Luôn chủ động là bước đầu xử lý rắc rối trong cuộc sống và công việc. Ảnh minh họa: John Diez/Pexels. |
Dù ở môi trường nào, chúng ta đều khó tránh khỏi những vấn đề phát sinh bất ngờ. Tình hình sẽ nhanh chóng tệ đi nếu mọi người phản ứng quá chậm, hoặc thậm chí “đóng băng” suy nghĩ, hành vi.
Dưới đây là một số lý do để mọi người rèn luyện kỹ năng ứng phó cùng những mẹo giúp luôn kịp thời xoay xở dù có bất kỳ chuyện gì xảy ra, theo Science of People.
Nhanh nhạy trong xử lý rắc rối sẽ giúp mọi người tiết kiệm thời gian, tăng năng suất làm việc. Ảnh minh họa: Alena Darmel/Pexels. |
Lợi ích khi xử lý tốt rắc rối
Sở hữu kỹ năng xoay xở tốt, bạn sẽ biết cách đánh giá vấn đề, có cái nhìn sâu hơn vào những thứ đang xảy ra để hướng đến giải pháp phù hợp.
Chẳng hạn, tại văn phòng, quản lý thường đau đầu để tạo điều kiện cho nhân viên gắn bó, có thêm kết nối.
Nếu khéo léo, bạn có thể xác định nguyên nhân gốc rễ khiến mọi người giữ khoảng cách với nhau.
Từ đó, chúng ta bắt đầu xác định các bước cần thiết để cải thiện mức độ tương tác và cách thu hút những người khác tham gia giải quyết vấn đề.
Ngoài ra, những lợi ích khi là người xử lý rắc rối tốt có thể bao gồm:
- Sửa chữa trục trặc, duy trì nhịp độ làm việc chung
- Tăng năng suất
- Giảm tỷ lệ rủi ro.
Trước hết, chúng ta cần nhìn sâu vào vấn đề để xác định hướng hành động phù hợp. Ảnh minh họa: Antoni Shkraba/Pexels. |
Làm gì để ứng phó tốt với vấn đề?
Theo nhóm chuyên gia từ Science of People, cá nhân giỏi xử lý tình huống bất ngờ thường có những yếu tố sau:
- Biết xác định rủi ro và cơ hội
- Có khả năng giao tiếp rõ ràng, biết lắng nghe
- Chú trọng trí tuệ cảm xúc
- Công nhận điểm mạnh của cá nhân
- Trách nhiệm và kỷ luật
- Thoải mái hợp tác với những người khác
- Suy nghĩ khách quan
- Tư duy sáng tạo
- Dứt khoát, biết ra quyết định thông minh.
Ngoài ra, chúng ta cũng cần tìm được chiến lược phát triển năng lực phù hợp để đảm bảo “trụ vững” trong mọi trường hợp. Bởi không tình huống nào giống nhau 100% và hiếm khi nào chúng ta có may mắn sửa sai nếu vô tình phạm lỗi.
Nắm bắt, đào sâu vấn đề
Bước đầu tiên, chúng ta cần hiểu rõ bản chất sự việc trước khi bắt tay vào giải quyết. Đặc biệt, nếu tình huống liên quan đến nhiều bên, hãy nắm bắt cơ hội để trao đổi rõ ràng với mọi người. Bằng không, mọi thứ sẽ trở nên phức tạp, gây hao tổn thời gian của tập thể.
Để làm rõ vấn đề, chúng ta có thể bắt đầu với việc làm rõ các câu hỏi như:
- Quan điểm của bạn về vấn đề chúng tôi đang cố gắng giải quyết là gì?
- Quan điểm của bạn về cách chúng tôi đến đây là gì?
- Bạn nhận thấy điều gì mà tôi đang nghĩ về vấn đề này?
- Động cơ của bạn để giải quyết vấn đề là gì?
Xác định những gì cần phải xảy ra
Khi đã hiểu rõ vấn đề, chúng ta cần bắt đầu xác định các bước tiếp theo và mục tiêu giải quyết vấn đề. Để làm điều này, bạn phải hình dung cụ thể về kết quả lý tưởng mong muốn và phương án để đạt được nó.
Ví dụ, vấn đề, kết quả và phương pháp của bạn có thể được trình bày như sau:
Vấn đề: Đội ngũ bán hàng của công ty gặp khủng hoảng vì họ không có đủ khách hàng tiềm năng từ hoạt động tiếp thị.
Kết quả lý tưởng: Hệ thống và quy trình tiếp thị sẽ tạo ra đủ khách hàng tiềm năng để tăng doanh số bán hàng trong năm tới.
Phương pháp: Phân tích những điểm yếu trong hệ thống hiện tại, tổ chức lại hoặc thực hiện một hệ thống tìm kiếm khách hàng tiềm năng mới.
Luôn đặt câu hỏi mở rộng
Thông thường, mọi người cần phải rõ ràng hơn trong giao tiếp để làm rõ các vấn đề tồn đọng khi rắc rối ập đến.
Để xác định nơi xảy ra sự cố và cách giải quyết, hãy thu thập dữ liệu kèm theo câu hỏi cho mọi người liên quan. Bạn nên cố gắng đặt câu hỏi ở dạng buộc phải tư duy, thay vì có - không. Đồng thời, nếu là quản lý, bạn cần khuyến khích, cho phép mọi người xử lý và giải thích cách họ hiểu vấn đề.
Một số câu hỏi mở bạn có thể hỏi để bắt đầu giải quyết vấn đề bao gồm:
- Quan điểm của bạn về những gì đã xảy ra?
- Vấn đề này bắt nguồn từ đâu?
- Điều gì sẽ giúp giải quyết vấn đề này?
- Còn điểm gì chưa rõ ràng trong sự cố này?
- Bài học rút ra để hạn chế lặp lại tình huống trên?
Tránh phản ứng bốc đồng
Tất nhiên, khi xảy ra sự cố, không phải ai cũng có thể giữ bình tĩnh tuyệt đối. Tuy nhiên, chúng ta không nên thuận theo cảm xúc, tránh dẫn đến hành xử quá khích: đổ lỗi, kết luận vô căn cứ, quá tức giận, quyết định bốc đồng.
Nhằm hạn chế các hành động dễ gây hối tiếc, chúng ta nên cố gắng điều hòa nhịp thở, đi bộ quanh phòng thay vì chỉ ngồi yên suy nghĩ. Bên cạnh đó, nhanh chóng viết ra giấy những vấn đề đang xuất hiện cũng là cách để kiểm soát luồng suy nghĩ bất ổn lúc này.
Chủ động suy nghĩ, lên kế hoạch
Thay vì chờ mọi thứ ập đến, chúng ta cần tích cực chuẩn bị phòng tránh chúng khi còn cơ hội, thời gian.
Trong giai đoạn sẵn sàng của quản lý khủng hoảng, bạn cần:
Xác định các mối đe dọa tiềm ẩn: Điều gì có thể làm cho mọi thứ khó khăn hơn?
Xác định điểm yếu: Nếu có chuyện gì xảy ra, liệu chúng ta có đủ khả năng để đối mặt với nó không?
Lập kế hoạch phản ứng với các tình huống khác nhau.
Thiết lập các kênh liên lạc khẩn cấp nhằm đảm bảo không đứt gãy thông tin.
Niềm vui và nỗi buồn của công việc
Tập truyện ngắn của nữ tác giả Jang Ryu Jin mang đến cái nhìn khác về cuộc sống của tầng lớp thanh niên ở Hàn Quốc. Chúng ta thường quen với hình ảnh những nam thanh nữ tú, chỉn chu trong bộ trang phục công sở, làm việc trong những cao ốc văn phòng sang trọng. Thực tế, áp lực công việc và khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn, khiến nhiều người trẻ không còn thiết tha với tình yêu, chuyện kết hôn hay sinh con. Các nhân vật của Jang Ryu Jin đều là những thanh niên bình thường mà người ta có thể gặp ở bất cứ đâu. Mỗi câu chuyện là một mảng màu sáng-tối đan xen, tạo nên bức tranh đa chiều về những khó khăn của người trẻ trong xã hội hiện đại.