Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Đặc trưng của kiểu công việc làm không đem lại hạnh phúc

Chuyên gia chỉ ra rằng những công việc ít tương tác xã hội có thể làm nhân viên mất tinh thần, thậm chí khổ sở khi đi làm.

Công việc ít giao tiếp chưa chắc đã tốt cho tinh thần làm việc của chúng ta. Ảnh minh họa: Vlada Karpovich/Pexels.

Theo nghiên cứu của Robert Waldinger, giáo sư tâm thần học, Đại học Y Harvard (Mỹ), nhân viên ở bất kỳ vị trí, nhiệm vụ nào đều có thể đối mặt tình trạng kiệt sức. Tuy nhiên, những người làm công việc ít tương tác với người khác, không có nhiều cơ hội xây dựng mối quan hệ thường khốn khổ hơn cả.

Ông cho rằng việc tạo dựng các mối quan hệ là thiết yếu bất kể lĩnh vực trong đời sống. Kết nối sâu sắc với càng nhiều người càng giúp chúng ta làm việc năng suất cũng như nâng cao mức độ hài lòng trong công việc, CNBC Make It đưa tin.

bat man cong viec anh 1bat man cong viec anh 2
bat man cong viec anh 3

Công việc thiếu tương tác xã hội dễ làm giảm hứng thú làm việc. Ảnh minh họa: Ketut Subiyanto/Pexels.

Cô đơn khi đi làm

Những công việc cô đơn thường yêu cầu nhân viên làm việc độc lập nhiều hơn là hợp tác với đồng nghiệp. Đó cũng có thể là nhóm nhân viên thường phải làm việc ca đêm như lái xe tải hay bảo vệ.

Bên cạnh đó, kiểu việc làm cô đơn còn phổ biến với các ngành công nghiệp ứng dụng công nghệ mới nổi như dịch vụ giao/gói hàng hay buôn bán nhỏ lẻ trực tuyến.

Lý do là công việc thường nhanh chóng và gấp gáp đến mức các nhân viên trong cùng một ca làm việc có thể không biết tên của nhau, Waldinger nói.

Tuy nhiên, sự cô đơn không chỉ ảnh hưởng đến người lao động độc lập. Ngay cả các cá nhân bận rộn làm việc xã hội cũng có cảm giác này nếu kiểu tương tác họ nhận về tiêu cực, thiếu lành mạnh.

Waldinger cho biết những công việc liên quan đến dịch vụ khách hàng là ví dụ điển hình cho điều này. Cụ thể, nhân viên chăm sóc khách hàng thường xuyên rơi vào căng thẳng vì phải nói chuyện điện thoại cả ngày với những người bực bội và thiếu kiên nhẫn.

Thêm vào đó, cảm giác xa cách hay cô lập tại nơi làm việc cũng có thể dẫn đến những vấn đề sức khỏe đáng ngờ. Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng khi chúng ta già đi, sự cô đơn dễ làm tăng nguy cơ tử vong tương tự việc hút thuốc, béo phì và lười vận động.

bat man cong viec anh 4bat man cong viec anh 5
bat man cong viec anh 6

Giao tiếp và kết nối tích cực khi đi làm giúp nâng cao mức độ hài lòng trong công việc. Ảnh minh họa: Thirdman/Pexels.

Lợi ích từ các mối quan hệ

Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng nỗ lực mở rộng kết nối tại nơi làm việc có thể giúp giảm bớt cảm giác cô đơn và bất mãn. Cụ thể, các mối quan hệ tích cực sẽ giúp nhân viên khỏe mạnh và ít rơi vào trạng thái căng thẳng và buồn bã hơn hẳn.

Thêm vào đó, công việc có hạnh phúc hay không còn phụ thuộc nhiều vào yêu cầu và kỳ vọng của cấp trên.

Nếu sếp luôn khuyến khích làm việc nhóm, việc xây dựng các mối quan hệ tích cực sẽ dễ dàng. Song, chuyện sẽ khó nhằn hơn khi nhân viên thường xuyên bị đòi hỏi phải “cắm đầu” làm việc hay cạnh tranh với người khác.

Trong một vài trường hợp, cấp trên còn có thể đánh đồng những người hay trò chuyện và cười đùa tại văn phòng là lười biếng hoặc kém chăm chỉ, trích lời của Waldinger và đồng nghiệp Marc Schulz, phó ban chỉ đạo của Study of Adult Development trong cuốn sách The Good Life (Tạm dịch: Cuộc sống tốt đẹp) của mình.

Tuy nhiên, thực tế lại chứng minh điều trái ngược. Một báo cáo năm 2022 của Gallup, công ty tư vấn và phân tích tại Mỹ, cho hay kiểu nhân viên có bạn bè thân thiết tại nơi làm việc thường làm việc hiệu quả cũng như gắn bó với công việc hơn những nhân viên thông thường.

Cuối cùng, khi tìm kiếm việc làm, nhiều người đặt nặng các vấn đề về phúc lợi và lương bổng. Song, Waldinger và Schulz nhấn mạnh rằng các mối quan hệ lành mạnh mới là yếu tố cần được chú ý nhiều hơn.

Ứng phó với đồng nghiệp hay gây khó dễ

Nơi làm việc nào cũng có những nhân sự khiến người khác khó chịu. Khéo léo, bình tĩnh và dứt khoát là cách ứng xử phù hợp khi trao đổi với nhóm này.

Ưu tiên nhân viên tài năng hay thâm niên?

Có bao nhiêu người trong số nhân viên của bạn mà nếu tuyển dụng lại bạn sẽ chọn họ? Bao nhiêu trong số họ chỉ dừng ở mức tầm trung và bao nhiêu người bạn chỉ đang chịu đựng? Đó cũng là câu hỏi khiến hai tác giả Andreas Krebs và Paul Williams phải băn khoăn trong cuốn Ảo tưởng của sự bất khả chiến bại.

Cam giac an toan noi cong so hinh anh

Cảm giác an toàn nơi công sở

0

Thiếu cảm giác an toàn, nhân viên không sẵn sàng góp ý hoặc phản biện. Lâu dần, sự im lặng, né tránh sẽ gây hại đến năng suất của cả tập thể.

Thiên Trang

Bạn có thể quan tâm