Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bí mật chiếc túi nôn trên máy bay

Niek Vermeulen là người giữ kỷ lục thế giới về bộ sưu tập túi này, với 6.290 chiếc từ 1.191 hãng hàng không của gần 200 quốc gia, lãnh thổ.

Theo Telegraph, túi nôn do hãng Gilmore Tilmen Schjeldahl của Mỹ phát minh vào năm 1949. Từ đó, chiếc túi có lớp tráng nhựa trở thành vật dụng quen thuộc ở lưng ghế ngồi trên máy bay. Tới nay, sản phẩm này vẫn rất cần thiết với những người bị say máy bay.

Tuy nhiên, chiếc túi này ban đầu được sử dụng để chứa đồ ăn. Hãng hàng không đầu tiên dùng túi làm túi nôn là Northwest Orient của Mỹ. Hãng này sau đó sát nhập với Delta vào năm 2010. Từ đó, món đồ này chính thức trở thành túi nôn trong ngành công nghiệp hàng không.

Năm 1929, Guggenheim Fund, một cơ quan hàng không khẳng định, say máy bay thực tế chỉ là một trạng thái tâm lý và có thể được chữa trị bằng cách làm tăng sự tự tin của hành khách trên chuyến bay. Chiếc túi nôn ở trước ghế ngồi là một giải pháp, và trở thành một phần không thể thiếu trong các chuyến du lịch trên không.

Thiết kế túi nôn với chủ đề mùa thu lãng mạn của hãng Air Dolomiti.
Thiết kế túi với chủ đề mùa thu lãng mạn của hãng Air Dolomiti.

Túi nôn không chỉ xuất hiện trên máy bay. Tại bảo tàng túi nôn ảo (Air Sickness Bag Virtual Museum) có trưng bày hơn 2.600 thiết kế các loại.

Niek Vermeulen (Hà Lan) là người giữ kỷ lục thế giới về bộ sưu tập túi nôn, với 6.290 chiếc từ 1.191 hãng hàng không ở gần 200 quốc gia, lãnh thổ. Anh bắt đầu sưu tập túi nôn từ những năm 1970.

Năm ngoái, hãng hàng không Australia Qantas tổ chức cuộc thi sáng tác nghệ thuật trên túi nôn cho hành khách của hãng.

Một mẫu thiết kế túi nôn ấn tượng của hành khách trong cuộc thi do hãng Qantas tổ chức.
Một mẫu thiết kế túi của hành khách trong cuộc thi do hãng Qantas tổ chức.

Năm 2004, hãng Virgin Atlantic giới thiệu 20 mẫu túi đặc biệt. Tuy nhiên, những chiếc túi này không tồn tại lâu, vì nhiều hành khách mang về nhà làm đồ lưu niệm. Những thiết kế này sau đó được đóng khung và trưng bày tại phòng chờ của hãng ở sân bay Heathrow (London, Anh).

Một số hãng như Spirit Airlines còn dùng túi nôn để tăng doanh thu quảng cáo. Virgin Atlantic quảng cáo phần 3 của phim Star Wars: Revenge of the Sith trên túi vào năm 2004.

Chiếc túi nôn này không được sử dụng trên máy bay mà dành riêng cho khán giả một buổi chiếu phim kinh dị.
Chiếc túi nôn này không được sử dụng trên máy bay mà dành riêng cho khán giả một buổi chiếu phim kinh dị.

Năm 2009, ông chủ Michael O’Leary của hãng hàng không Ryanair làm dấy lên làn sóng phản đối, khi đưa ra ý tưởng hành khách phải trả tiền mua túi nôn.

Bí mật về suất ăn trên máy bay

Hãng hàng không Emirates phải đặt làm 150.000 suất ăn/ngày tại một nhà máy khổng lồ tại Dubai để phục vụ hành khách trên các chuyến bay khắp thế giới.

Thúy Nguyễn

Ảnh: Telegraph

Bạn có thể quan tâm