Bắt đầu từ chiến lược tâm lý
Các chuyên gia dinh dưỡng thường khuyên các bà mẹ nên bắt đầu giúp bé hết cảm giác đáng sợ này từ việc làm cho bữa ăn trở nên thân thiện hơn. Thường thì trẻ ở 6 tháng tuổi sẽ ăn thức ăn nhuyễn. Khi được 7-8 tháng tuổi, trẻ vẫn ăn thức ăn xay nhưng có thể có lợn cợn và đây là giai đoạn trẻ bắt đầu tập nhai. Lên 9 tháng tuổi, trẻ ăn thức ăn có thể nhai được và những loại thức ăn có cấu trúc cứng giòn kích thước nhỏ như chuối, phomai, thịt băm... Và ở 12 tháng tuổi, trẻ có thể ăn được thức ăn như trẻ lớn, trẻ bắt đầu học cách tự sử dụng ly và muỗng. Tuy nhiên, những bé sợ ăn thường không theo đúng quy trình này. Vì vậy, mẹ cần giúp trẻ chấp nhận thức ăn mới.
Phương pháp này yêu cầu trẻ được tiếp xúc với thức ăn mới qua các giác quan như nhìn, sờ, ngửi, nếm. Miệng là cơ quan hết sức nhạy cảm đối với trẻ biếng ăn. Vì vậy, trước khi cho trẻ đưa thức ăn vào miệng hãy để trẻ nhìn, sờ và khám phá thức ăn đó. Thức ăn mới sẽ được phơi bày ra trước mắt trẻ, cha mẹ trẻ sẽ làm mẫu và khuyến khích trẻ chạm vào thức ăn, bắt đầu từ ngón tay lên đến lòng bàn tay, cánh tay, vai, má và xung quanh miệng. Nếu trẻ chịu đựng được hoặc tỏ ra thích thú với những hoạt động trên có nghĩa là thức ăn mới đã dần dần đến gần với miệng của trẻ hơn. Tuy nhiên, mẹ không nên vội vàng đưa ngay vào miệng mà phải để trẻ trải nghiệm thêm về mùi vị của thức ăn bằng cách ngửi, nếm. Đến lúc này, trẻ cảm thấy thật dễ dàng để ăn chúng thì mẹ mới cho con ăn.
Các mẹ cũng nên cho trẻ tham gia các trò chơi với thức ăn như nấu ăn, vẽ bằng thức ăn, kể chuyện với thức ăn… Cách này chỉ hiệu quả nếu cha mẹ cho trẻ ăn đúng giờ và ngồi trên bàn, không cho trẻ xem tivi để tránh xao nhãng. Trẻ phải ăn chung với gia đình để trẻ cảm nhận được những thức ăn mà cha mẹ đang ăn không có độc hại hay đáng sợ như chúng nghĩ. Vị trí ngồi của trẻ cần chắc chắn và an toàn. Nếu trẻ không tự ăn một mình, hãy cho trẻ làm quen với các dụng cụ ăn uống. Sắp xếp bữa ăn phụ và bữa ăn chính có một khoảng cách thời gian hợp lý để trẻ có thời gian tiêu hóa thức ăn. Để hỗ trợ cho quá trình hấp thu của trẻ, cha mẹ có thể dùng thêm sữa lên men dinh dưỡng.
Bổ trợ bằng sữa lên men dinh dưỡng
Khi dùng sữa lên men, cơ thể của trẻ có thể hấp thụ gấp 3 lần so với sữa tươi. Các loại chất đạm, chất béo được thủy phân nhờ quá trình lên men và trở nên dễ hấp thụ, tiêu hóa và rất phù hợp với trẻ biếng ăn. Thành phần đường Lactose đã được lên men cũng dễ hấp thu hơn, làm giảm lượng đường tồn đọng lại ở hệ tiêu hóa, tránh được tiêu chảy. Thành phần này cũng giúp cơ thể trẻ hấp thu canxi và một số khoáng chất khác trong sữa dễ dàng.
Theo các chuyên gia của Hoff, nhãn hàng cung cấp sản phẩm sữa lên men dinh dưỡng trên thị trường Việt, sữa lên men là sản phẩm dinh dưỡng từ sữa được tạo ra bằng cách lên men dịch sữa dinh dưỡng với chủng men có lợi Lactobacillus bulgaricus và Streptococcus thermophilus. Món sữa này có vị thơm và ngọt, màu trắng mịn rất dễ cho bé ăn.
Với 3,8% chất đạm, sữa này chứa protein - thành phần không thể thiếu giúp não trẻ có thể suy nghĩ rõ ràng, tập trung và tăng khả năng học hỏi. Sữa lên men dinh dưỡng cũng chứa 4,2% chất béo - nguồn chính cung cấp năng lượng phục vụ cho các hoạt động học tập cũng như vận động của con trẻ.
Cùng lúc, loại sữa này vẫn chứa lượng canxi cao đủ để hỗ trợ sự phát triển chiều cao của bé, làm cho hệ xương trẻ trở nên vững chắc. Nó cũng cung cấp vitamin A hỗ trợ sự phát triển thị lực và vitamin D giúp tăng cường khả năng hấp thụ canxi của trẻ. Món sữa này có thể được sử dụng khá dễ dàng. Theo các chuyên gia của Hoff, mẹ nên cho bé ăn sau bữa ăn, tránh ăn khi đói. Tùy theo độ tuổi và sự ưa thích, có thể duy trì từ một đến hai hộp mỗi ngày và sử dụng đều đặn. Loại sữa này phù hợp với trẻ từ 6 tháng đến 10 tuổi. Ngoài ra, sản phẩm còn có thể sử dụng cho những người mắc bệnh về tiêu hóa, người mới ốm dậy và người già.
Sữa lên men dinh dưỡng Hoff không dùng màu tổng hợp, không dùng hương tổng hợp, không chất tạo ngọt tổng hợp, không chất bảo quản và không dùng gluten. Vì vậy, sản phẩm rất an toàn cho sức khỏe của bé.