Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bí quyết 'làm phim không khó' của Hoàng Chaizee 

Hoàng là một đạo diễn trẻ ở Hà Nội. Đối với anh, không chỉ những bạn trẻ được đào tạo làm phim bài bản, mà kể cả những người không chuyên đều có cơ hội để làm những bộ phim theo cách nhìn nhận cuộc sống của riêng mình.

Bí quyết 'làm phim không khó' của Hoàng Chaizee 

Hoàng là một đạo diễn trẻ ở Hà Nội. Đối với anh, không chỉ những bạn trẻ được đào tạo làm phim bài bản, mà kể cả những người không chuyên đều có cơ hội để làm những bộ phim theo cách nhìn nhận cuộc sống của riêng mình.

“Bộ phim là một phần trong cuộc sống của đạo diễn” 

Trong khoảng 10 năm trở lại đây, sự phát triển của nền công nghiệp hình ảnh đã tạo cho các bạn trẻ nhiều cơ hội hơn để tự làm ra những bộ phim ngắn, music video, hay phim tài liệu cá nhân… Từ đó, xu hướng tự làm những bộ phim trong giới trẻ đã hình thành nên một sân chơi mà ở đó họ có thể thỏa sức thể hiện những quan điểm, góc nhìn mới mẻ về các vấn đề trong cuộc sống và xã hội. “Họ” ở đây bao gồm cả dân được đào tạo chuyên nghiệp lẫn người không chuyên.

 
 

Mặc dù là dân làm phim chuyên nghiệp, Hoàng vẫn “trang bị” thêm cả máy quay cầm tay để sẵn sàng tác nghiệp mọi nơi mọi lúc

Trên thực tế, có rất nhiều người không chuyên e ngại rằng họ không thể nào làm được một bộ phim hay nếu không được đào tạo chuyên sâu về kỹ thuật. Rất có thể họ sẽ bất ngờ nếu biết rằng tại Liên hoan phim trực tuyến Yxine Film Fest (YxineFF), tiêu chí đánh giá một bộ phim hay không phải là yếu tố kỹ thuật, mà là nội dung và thông điệp bộ phim đó truyền tải.

Tại YxineFF 2012, phim tài liệu Hành trình của đạo diễn trẻ Phạm Quốc Dũng được quay hoàn toàn bằng máy quay cầm tay cá nhân. Không cầu kỳ về kỹ thuật nhưng cách kể chuyện mạnh dạn, sự chân thực trong từng ngóc ngách, tình tiết của câu chuyện, của các tầng lớp cảm xúc và ngay cả trong sự tương tác giữa máy quay và nhân vật… cũng đủ khiến bộ phim ghi điểm. Sự chân thực đó có được là do Dũng là một phần của câu chuyện, còn bộ phim cũng chính là một phần trong cuộc sống của chàng đạo diễn trẻ.

“Phim này thì quay bằng máy gì?”

Quay trở lại quãng thời gian từ năm 2002-2006, nhiều sinh viên Đại học Sân khấu Điện ảnh đã phải làm khá nhiều bài tập làm phim với câu hỏi luôn thường trực: "Với bài tập này thì quay bằng máy gì?”. Khó khăn, không có điều kiện và thiếu thốn về cả kinh tế lẫn thiết bị là vấn đề đa số các bạn sinh viên làm phim đều gặp phải trong quá trình học tập.

Trong bối cảnh đó, những chiếc máy quay như Canon HV20 được rất nhiều bạn trẻ mới học làm phim ưa chuộng. Đây là một chiếc máy nhỏ có thể dễ dàng cầm bằng một tay nhưng có thể quay được video độ phân giải cao HDV và chế độ quay progressive 25p, tạo ra hiệu quả film look, hay còn gọi là hiệu ứng cinema style - là khả năng mà đa số máy quay tại thời điểm đó khó mà đáp ứng được. Chiếc máy cho phép chỉnh tay hoàn toàn theo cách bạn muốn, qua đó bạn sẽ có điều kiện để thử nghiệm nhiều cách quay và làm phim mới mẻ hơn.

 
 

Bộ tính năng cinema style của Canon Legria HF M52 và Legria HF M56 giúp cả những người dùng không chuyên thấy dễ dàng hơn khi sử dụng.

Về sau này, khi công nghệ tiên tiến hơn, các bạn trẻ có thể lựa chọn những dòng máy quay gọn nhẹ như Canon Legria HF M52 hay Legria HF M56. Ưu điểm của những chiếc máy này nằm ở bộ tính năng cinema style được kế thừa và cải tiến, giúp cho người dùng có thể nhanh chóng sáng tạo được một câu chuyện của riêng mình với tính năng chọn kịch bản story creator, tùy chỉnh cho đoạn phim của mình các phong cách khác nhau như lãng mạn, rực rỡ, cổ điển… nhờ tính năng cinema-look filter.

Đặc biệt, nếu muốn đoạn phim vừa quay thú vị hơn, tính năng touch decoration cũng rất hữu dụng trong việc chỉnh sửa, thêm vào các hiệu ứng sinh động như mưa, tuyết, viết chữ… bằng cách chạm trực tiếp vào màn hình. Nhờ vậy, những người dùng máy quay không chuyên cũng cảm thấy dễ dàng hơn khi “tác nghiệp”. Và đặc biệt, những chiếc máy quay này còn được tích hợp cả Wi-Fi - điều tương đối “xa xỉ” với các bạn sinh viên học làm phim thời cách đây gần 10 năm.

Nếu bạn yêu thích việc làm phim, hãy đừng ngần ngại để cho mọi người chiêm ngưỡng câu chuyện của bạn bằng cách ấn vào nút REC.

Tư liệu: Canon

Theo Infonet

Theo Infonet

Bạn có thể quan tâm