Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bí quyết trở thành nhà quản lý

Sinh viên mới ra trường có thể chia ra hai trường phái khác nhau về con đường trở thành nhà quản lý.

Nhóm một là những người rất tự tin vào bản thân, luôn cố gắng hết sức và chỉ muốn đạt được vị trí manager nhanh nhất có thể. Nhóm hai gồm một số bạn có tư tưởng an phận chờ vận may đến và những người mang suy nghĩ làm lâu rồi cũng thành quản lý, không cần vội, không cần phải cố gắng quá sức.

Bài viết này đưa ra những gợi ý và lời khuyện cho nhóm thứ 2, bởi lẽ trừ khi các bạn làm cho công ty của gia đình mình, vị trí quản lý không dễ dàng có được trong ngày một ngày hai.

Hầu hết ai cũng muốn đạt được một vị trí nhất định trong công việc, có thể xuất phát từ định hướng sự nghiệp, hay đơn giản xem đó là sự công nhận năng lực bản thân từ phía công ty. Cho dù lý do là gì đi nữa, mong muốn này hoàn toàn chính đáng. Hãy bỏ qua tư tưởng làm lâu cũng sẽ thành quản lý. Điều này có thể đúng với một vài trường hợp nhưng không nhiều. Và nên nhớ lớp trẻ ngày càng năng động, giỏi giang, nên không ai có thể hứa chắc rằng bạn sẽ được thăng chức, được lên cấp manager trong vòng 2-3 hay 5 năm tới mà không có một người khác trẻ hơn bất ngờ xuất hiện và điền vào chỗ trống đó.

Vậy làm cách nào để đạt được điều đó, đặc biệt với những người mới ra trường, hay còn được gọi là first jobbers?

Lời khuyên thứ nhất, nỗ lực chính là từ đầu tiên bạn cần. Hoàn thành tốt công việc chuyên môn, thể hiện tố chất lãnh đạo của bản thân, sếp của bạn sẽ nhận ra và đó là lúc bạn hái quả. Đừng tỏ ra bực tức khi vị trí bạn thầm ao ước bấy lâu không được trao cho mình. Có thể bạn đã làm rất tốt nhưng để trở thành người lãnh đạo cần có những tố chất, những kỹ năng khác mà bạn chưa có được. Còn nếu bạn thực sự tin rằng công sức của mình đang bỏ sông bỏ bể, hãy xem đó là nơi để rèn luyện bản thân, phát huy năng lực trước khi tìm cho mình một công việc mới với nhiều cơ hội thăng tiến hơn.

Lời khuyên thứ 2, tận dụng mọi cơ hội để học hỏi từ các sếp của bạn. Không trường lớp, khóa học về quản lý nào có thể mang đến những bài học thực tế giá trị như chính trong công việc của bạn. Hãy xem cách họ quản lý, sắp xếp, phân chia công việc, cách giải quyết vấn đề và thử nghĩ ra những phương án tốt hơn nếu bạn trong vị trí đó. Dần dần, bạn sẽ tạo cho mình sự nhanh nhạy trong xử lý tình huống cũng như cách quản lý công việc của chính mình hoặc đối với team mà bạn là trưởng nhóm.


Lời khuyên thứ 3: Flash to success, hay nói đơn giản hơn đó là tham gia các chương trình quản trị viên tập sự của các công ty, tập đoàn lớn và có uy tín. Các chương trình này thường dành riêng cho những sinh viên khá giỏi sắp tốt nghiệp hoặc mới tốt nghiệp trong vòng một đến 2 năm. Bạn có thể tìm hiểu một số chương trình như quản trị viên tập sự của Nestle, M.A.Pro của Vietnam Esports, nhà lãnh đạo tương lai của Unilever…


Với mục tiêu tuyển chọn được những nhân tố trẻ tài năng, có tố chất trở thành nhà lãnh đạo trong tương lai, yêu cầu ứng tuyển của các chương trình này khá cao so với các vị trí thông thường khác. Tuy nhiên, sau khi trúng tuyển, bạn sẽ có rất nhiều cơ hội để thử thách bản thân, phát huy năng lực và trên hết là được tham gia các khóa đào tạo chuyên môn cũng như kỹ năng quản lý. Sau các chương trình này, con đường trở thành nhà lãnh đạo trẻ sẽ được rút ngắn đáng kể.

Một điều rất quan trọng để phát triển sự nghiệp của bạn: Yếu tố may mắn. Bạn không thể tạo ra may mắn nhưng đời thay đổi khi ta thay đổi, do đó hãy cứ cố gắng hết mình, thành công sẽ sớm đến với bạn. 

Tư liệu: Vietnam Esports

Bạn có thể quan tâm