Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bịa tên giảng viên 'xịn', đào tạo chui hàng trăm học viên

Không có giấy phép nhưng trung tâm Quốc tế Việt đã bịa tên các giảng viên của ĐH Sài Gòn, ĐH Sư phạm... để chiêu sinh. Trung tâm này còn "mượn tên" để mở lò luyện thi đại học cấp tốc.

Bịa tên giảng viên 'xịn', đào tạo chui hàng trăm học viên

Không có giấy phép nhưng trung tâm Quốc tế Việt đã bịa tên các giảng viên của ĐH Sài Gòn, ĐH Sư phạm... để chiêu sinh. Trung tâm này còn "mượn tên" để mở lò luyện thi đại học cấp tốc.

>> Các chủ lò luyện thi 'chui' bỏ trốn
>> Sai phạm hàng loạt trong liên kết đào tạo tại ĐH Y Hải Phòng

Trụ sở của Cty CP Đào tạo và Tư vấn Quốc tế Việt nơi đang liên kết đào tạo với hàng loạt trường ĐH, CĐ.

Công ty CP Đào tạo và Tư vấn Quốc tế Việt (gọi tắt là Công ty Quốc tế Việt) không có phép đào tạo hệ trung cấp, đại học, cao đẳng nhưng vẫn liên kết với hàng loạt trường để tuyển sinh. Thậm chí công ty còn mượn danh nghĩa của một trường ĐH để thông báo tuyển sinh và tổ chức luyện thi cấp tốc khá rầm rộ…

Mượn danh trường đại học để tuyển sinh

Từ cuối tháng 5 vừa qua, một số băng rôn về luyện thi cấp tốc của Trung tâm luyện thi ĐH chất lượng cao Toán Việt thuộc Công ty Quốc tế Việt đã được treo lên tại một số tuyến đường tại quận Thủ Đức (TP.HCM).

Cùng thời điểm đó, nhiều người nhận được các tờ rơi với nội dung: “Chiêu sinh luyện thi ĐH cấp tốc” của đơn vị này.

Điều đáng nói, trong các tờ rơi, băng rôn trung tâm này đều ghi rất rõ: “Trường ĐH Sài Gòn phối hợp cùng Trung tâm luyện thi ĐH chất lượng cao Toán Việt”.

Đi kèm thông tin trên là một danh sách giáo viên là các thầy cô giáo có trình độ thạc sĩ, đang công tác tại ĐH Sài Gòn, ĐH Sư phạm, ĐH Giao thông Vận tải TP.HCM… Để thu hút học viên, đơn vị này còn giới thiệu là “trung tâm có lớp đặc biệt, tỷ lệ đậu ĐH 100%”?

Theo tìm hiểu, mức học phí của khóa luyện thi cấp tốc này cũng khá cao: 1,2 triệu đồng/khóa. Hiện tại, khóa luyện thi cấp tốc đã có khoảng hơn 70 học viên đang theo học.

Tiến sĩ Nguyễn Viết Ngoạn, Hiệu trưởng ĐH Sài Gòn nói: “Toàn là bịa đặt, tất cả các thầy cô giáo trong danh sách trung tâm này đưa ra không có ai là giảng viên của ĐH Sài Gòn”.

Tương tự, tiến sĩ Nguyễn Đình Luân, Trưởng phòng Đào tạo tại chức và tu nghiệp giáo viên, ĐH Sài Gòn cho biết: ĐH Sài Gòn chưa bao giờ phối hợp cùng trung tâm Toán Việt để chiêu sinh luyện thi cấp tốc. Trung tâm này đã tự bịa đặt ra chuyện ĐH Sài Gòn phối hợp cùng đơn vị này để tuyển sinh.

Bà Nguyễn Thị Huệ, Giám đốc Công ty quốc tế Việt thừa nhận, danh sách giáo viên mà trung tâm Toán Việt giới thiệu không có ai là giảng viên cơ hữu của ĐH Sài Gòn.

Bà cũng thừa nhận trung tâm đã tự bịa ra chuyện “Trường ĐH Sài Gòn phối hợp cùng TT luyện thi ĐH chất lượng cao Toán Việt”.

Đào tạo chui cả trung cấp, CĐ và ĐH

Theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Công ty Quốc tế Việt được cấp vào năm 2007, đăng ký thay đổi năm 2009 do Sở Kế hoạch Đầu tư TP.HCM cấp thì đơn vị này đăng ký hoạt động khá nhiều lĩnh vực từ tổ chức hội chợ, hội thảo, quảng cáo… đến đào tạo các cấp.

Theo các tài liệu từ năm 2010, công ty này đã có văn bản gửi ĐH Sài Gòn đề nghị hợp tác đào tạo ĐH liên thông và ĐH tại chức.

Ngày 22/11/2010, tiến sĩ Nguyễn Đình Luân, Trưởng Phòng đào tạo tại chức và tu nghiệp giáo viên ĐH Sài Gòn đã có bút phê vào văn bản trên với nội dung đồng ý để đơn vị này tuyển sinh hệ ĐH Vừa học vừa làm ngành Luật Hành chính và ĐH liên thông chính quy ngành kế toán.

Và đến năm 2012, các lớp ĐH liên thông chính quy ngành kế toán do đơn vị này tuyển sinh đã khai giảng với gần 250 học viên.

Trên thực tế ĐH Sài Gòn chỉ ký kết hợp tác thuê địa điểm để đào tạo ngành kế toán hệ chính quy với Công ty Quốc tế Việt nhưng đơn vị này lại thông báo tuyển sinh thêm hàng loạt ngành khác như quản trị kinh doanh, dược, điều dưỡng… Bà Nguyễn Thị Huệ, cho hay, việc đăng các thông tin tuyển sinh trên là để thăm dò nguồn tuyển.

Trước đó, từ năm 2009, Công ty Quốc tế Việt đã liên kết với ĐH Lạc Hồng tuyển sinh và đào tạo trình độ trung cấp ngành kế toán.

Trong khóa học này đầu vào của một số học viên chưa có bằng tốt nghiệp THPT. Thậm chí, có học viên không học, không thi vẫn có điểm. Cho đến nay, dù đã kết thúc khóa học nhưng học viên vẫn chưa được nhận bằng tốt nghiệp.

ThS Lâm Thanh Hiển, Phó hiệu trưởng ĐH Lạc Hồng thừa nhận: Đúng là nhà trường có sai sót khi ký hợp đồng liên kết đào tạo với công ty này.

Theo Tiền Phong

Theo Tiền Phong

Bạn có thể quan tâm