Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TƯ VẤN

Biến chứng nguy hiểm của bệnh uốn ván

Chồng tôi vừa được chẩn đoán nhiễm uốn ván do có vết thương nhỏ ở chân. Xin hỏi bệnh có nguy hiểm không và có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng nào?

Chồng tôi vừa được chẩn đoán nhiễm uốn ván do có vết thương nhỏ ở chân. Xin hỏi bệnh có nguy hiểm không và có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng nào?

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC)

Uốn ván là bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn Clostridium tetani gây ra. Khi những vi khuẩn này xâm nhập vào cơ thể, chúng sẽ tạo ra một loại độc tố gây các cơn co thắt cơ bắp đau đớn. Uốn ván thường khiến cơ cổ và hàm của người bệnh bị cứng, gây khó mở miệng hoặc nuốt. Đây là dấu hiệu đầu tiên phổ biến nhất khi bị uốn ván.

Ngoài ra, các triệu chứng đặc trưng khác của uốn ván bao gồm:

  • Co thắt cơ đột ngột, không tự chủ - thường ở bụng.
  • Đau cứng cơ khắp cơ thể.
  • Khó nuốt.
  • Động kinh (giật hoặc nhìn chằm chằm).
  • Đau đầu.
  • Sốt và đổ mồ hôi.
  • Thay đổi huyết áp và nhịp tim.

Các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng có thể xảy ra do uốn ván bao gồm:

  • Co thắt thanh quản (co thắt dây thanh âm không kiểm soát/không chủ ý).
  • Gãy xương.
  • Thuyên tắc phổi (tắc nghẽn động mạch chính của phổi hoặc một trong các nhánh của nó bởi cục máu đông di chuyển từ nơi khác trong cơ thể qua dòng máu).
  • Viêm phổi do hít phải những thứ như nước bọt hoặc chất nôn vô tình đi vào phổi.
  • Thở khó khăn.
  • Tử vong (1-2 trong 10 trường hợp tử vong).

Bệnh uốn ván khác với các bệnh có thể phòng ngừa bằng vaccine khác ở chỗ nó không lây từ người sang người. Thay vào đó, bào tử của vi khuẩn uốn ván có trong đất, bụi và phân. Các bào tử xâm nhập vào cơ thể thông qua những vết nứt, xước trên da - thường là vết cắt hoặc vết thương thủng - và trở thành vi khuẩn hoạt động.

Một số vaccine bảo vệ chống uốn ván. Vì khả năng bảo vệ khỏi uốn ván giảm dần theo thời gian, mọi lứa tuổi nên tiêm vaccine uốn ván:

- Tiêm phòng DTaP (vaccine phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván) cho trẻ sơ sinh độ tuổi 2, 4 và 6 tháng tuổi và một lần nữa khi 15-18 tháng tuổi.

- Trẻ em cần tiêm nhắc lại DTaP từ 4 đến 6 tuổi.

- Tất cả trẻ vị thành niên nên tiêm vaccine DTaP, tốt nhất là khi 11 hoặc 12 tuổi.

- Người lớn cần tiêm nhắc lại uốn ván, Td (vaccine bạch hầu và giải độc tố uốn ván) hoặc Tdap (vaccine ngăn ngừa uốn ván, bạch hầu, và ho gà), cứ sau 10 năm để được phòng ngừa.

Cách giúp bạn phòng ngừa bệnh uốn ván:

  • Luôn cập nhật về lịch tiêm vaccine của bạn và gia đình.
  • Đừng trì hoãn việc sơ cứu ngay cả những vết thương nhỏ, không bị nhiễm trùng như vết phồng rộp, vết trầy xước hoặc bất kỳ vết nứt nào trên da.
  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước.
  • Sử dụng dung dịch rửa tay có cồn nếu không thể rửa tay.
  • Tham khảo ý kiến ​​bác sĩ nếu bạn có thắc mắc và cần tư vấn thêm.

Làm thế nào để tránh cho con bạn không bị bỏng, điện giật? Biện pháp nào giúp bảo vệ đường ruột của trẻ? Hay trẻ nhỏ có bị đau nhức xương như người lớn hay không?... Đây là những băn khoăn phổ biến mà mọi cha mẹ đều quan tâm.

Cuốn sách Bác sĩ tốt nhất của nhà mình của tác giả Trần Quốc Khánh sẽ giải đáp những thắc mắc đó. Ngoài ra, cuốn sách tập hợp những lời khuyên, chia sẻ kinh nghiệm để phòng ngừa các bệnh thường gặp. Ở đó, nhiều kiến thức y học được bác sĩ Khánh lồng ghép những câu chuyện từ đời thực.

Bệnh uốn ván có lây không?

Bệnh uốn ván có lây không và triệu chứng điển hình của bệnh là gì? Khi nào người bệnh uốn ván cần đi khám?

Độc giả Linh Phương

Bạn có thể quan tâm