Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Biến chứng thủy đậu ở phụ nữ mang thai

Thủy đậu là bệnh nhiễm trùng do virus gây ra. Mắc bệnh này trong khi mang thai có thể gây ra vấn đề nguy hiểm cho cả người mẹ và em bé.

Phụ nữ mang thai có khả năng mắc thủy đậu thấp nhưng dễ biến chứng nặng nếu nhiễm virus. Ảnh: Superdrughealthclinic.

Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm do virus varicella zoster gây ra. Các triệu chứng thường bắt đầu khoảng 2 tuần sau khi nhiễm virus thủy đậu. Thông thường, bệnh thủy đậu cũng sẽ gây ra các triệu chứng giống cúm như nhức đầu, sốt hoặc đau họng. Những triệu chứng này kéo dài từ 10 đến 21 ngày.

Khả năng mắc bệnh thủy đậu khi mang thai là thấp. Hầu hết phụ nữ mang thai đều miễn dịch với bệnh thủy đậu vì họ đã từng bị nhiễm bệnh hoặc đã được tiêm vaccine phòng bệnh. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai nên cẩn trọng nếu bị nhiễm bệnh vì có thể gặp biến chứng nguy hiểm.

Thủy đậu ảnh hưởng thế nào đến bà bầu và em bé?

Bị thủy đậu khi mang thai có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phổi và thậm chí đe dọa đến tính mạng. Viêm phổi là bệnh nhiễm trùng phổi có thể rất nghiêm trọng. Các triệu chứng của bệnh viêm phổi bao gồm ho, đau ngực khi thở hoặc ho, sốt, mệt mỏi (rất mệt mỏi) và thở gấp.

Thủy đậu khi mang thai có thể gây ra những vấn đề sau cho em bé:

- Nếu bạn bị thủy đậu trong 20 tuần đầu tiên của thai kỳ, em bé có thể tăng nguy cơ mắc hội chứng thủy đậu bẩm sinh. Những vấn đề có thể xảy ra với trẻ:

  • Sẹo trên da.
  • Các vấn đề với cánh tay, chân, não và mắt.
  • Biến chứng đường tiêu hóa.
  • Cân nặng khi sinh thấp.
  • Khiếm khuyết của cơ và xương.
  • Các chi bị dị dạng và tê liệt.
  • Kích thước đầu nhỏ.
  • Mù lòa.
  • Co giật thiểu năng trí tuệ. Hội chứng này hiếm gặp với nhiễm trùng xảy ra sau 20 tuần của thai kỳ.

- Nếu bị thủy đậu trong khoảng thời gian từ 2 tuần trước khi sinh đến 2 tuần sau khi sinh, bạn có thể truyền bệnh cho trẻ. Nếu điều này xảy ra, tình trạng nhiễm trùng ở trẻ thường nhẹ.

- Nếu bạn bị thủy đậu ngay trước hoặc ngay sau khi sinh (5 ngày trước khi sinh đến 2 ngày sau khi sinh), em bé có thể tăng nguy cơ mắc thủy đậu sơ sinh - bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng. Nhiễm trùng này có thể đe dọa đến tính mạng, nhưng điều trị kịp thời có thể ngăn ngừa trẻ tử vong.

- Nếu bạn sinh non (trước 37 tuần của thai kỳ), trẻ sơ sinh có thể có nguy cơ cao bị biến chứng do bệnh thủy đậu.

Ở những bà mẹ bị phát ban từ 5 ngày trước đến 2 ngày sau khi sinh, cứ 10 trẻ sơ sinh có tới 3 trẻ bị nhiễm bệnh. Trẻ sẽ bị phát ban từ 5 đến 10 ngày sau khi sinh. Có tới 3 trong số 10 trẻ sơ sinh này sẽ bị tử vong nếu không được điều trị.

Thuy dau khi mang thai anh 1

Mắc thủy đậu càng gần ngày sinh càng khiến bà bầu và em bé gặp biến chứng nguy hiểm. Ảnh: Verywellhealth.

Điều trị thủy đậu cho bà bầu

Nếu bạn bị thủy đậu trong khi mang thai, bác sĩ có thể cho bạn dùng thuốc kháng virus như acyclovir hoặc valacyclovir. Thuốc kháng virus là thuốc điều trị nhiễm trùng do virus gây ra. Những loại thuốc này an toàn để sử dụng trong thời kỳ mang thai. Chúng hoạt động tốt nhất khi được sử dụng trong vòng 24 giờ sau khi phát ban thủy đậu xuất hiện.

Nếu bạn bị thủy đậu và phát triển các triệu chứng của bệnh viêm phổi, bác sĩ có thể chỉ định bạn nhập viện và được điều trị bằng acyclovir qua IV (tiêm vào tĩnh mạch).

Với phụ nữ mang thai mắc thủy đậu, không có phương pháp điều trị nào có thể ngăn trẻ bị lây bệnh trong tử cung. Sau khi sinh, bác sĩ có thể cân nhắc điều trị cho trẻ bằng kháng thể thủy đậu gọi là globulin miễn dịch varicella zoster (VZIG) nếu:

  • Em bé được sinh ra trong vòng 7 ngày kể từ khi bạn phát ban thủy đậu.
  • Bạn bị phát ban thủy đậu trong vòng 7 ngày sau khi sinh.
  • Em bé tiếp xúc với bệnh thủy đậu trong vòng 7 ngày sau khi sinh và không được miễn dịch với virus thủy đậu.

Nếu trẻ sơ sinh bị thủy đậu, bác sĩ có thể điều trị cho trẻ bằng aciclovir.

Khi nào cần đến viện?

Theo Cơ quan Dịch vụ Y tế Quốc gia Vương quốc Anh (NHS), nếu bạn đang mang thai, bị thủy đậu và xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào sau đây, bạn nên nhập viện:

  • Các vấn đề về ngực và hô hấp.
  • Nhức đầu, buồn ngủ, nôn mửa hoặc cảm thấy ốm.
  • Chảy máu âm đạo.
  • Phát ban bị chảy máu.
  • Phát ban nghiêm trọng.

Những triệu chứng này là dấu hiệu cho thấy bạn có thể đang phát triển các biến chứng của bệnh thủy đậu và cần được chăm sóc chuyên khoa. Bạn cũng nên nhập viện nếu bị ức chế miễn dịch (có hệ miễn dịch yếu).

Bạn đã từng cảm thấy muốn ăn uống gì đó khi buồn bực, tức giận? Hay thậm chí vui vẻ cũng làm bạn ngon miệng và ăn nhiều hơn? Đặc biệt là thèm ăn rất nhiều thực phẩm không lành mạnh? Đây thực sự là tâm lý của rất nhiều người nhưng thực tế, nó không tốt cho sức khỏe cả thể chất lẫn tinh thần của bạn.

Cuốn sách Ăn gì cho khỏi thần kinh của tác giả Uma Naidoo sẽ cho bạn thấy tác hại của việc ăn uống theo tâm trạng. Cuốn sách cũng là cẩm nang về cách lựa chọn, sử dụng và chế biến thực phẩm để hỗ trợ sức khỏe tâm thần.

8 điều cha mẹ cần biết về bệnh thủy đậu

Hầu hết trẻ em đều mắc thủy đậu một lần trong đời. Căn bệnh này rất dễ lây lan.

Phương Mai

Bạn có thể quan tâm