Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TƯ VẤN

Biểu hiện rõ nhất cơn đau bụng do giun sán

Tôi có sở thích ăn rau sống và các món gỏi. Gần đây, tôi liên tục bị đau quặn bụng và ăn không ngon miệng. Xin hỏi triệu chứng đau bụng này có phải do nhiễm giun sán?

Tôi có sở thích ăn rau sống và các món gỏi. Gần đây, tôi liên tục bị đau quặn bụng và ăn không ngon miệng. Xin hỏi triệu chứng đau bụng này có phải do nhiễm giun sán?

Bệnh viện Đặng Văn Ngữ (Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương)

Đau bụng giun là một chứng bệnh nghiêm trọng. Sau khi ký sinh vào cơ thể người, giun hấp thụ dinh dưỡng và bài tiết các chất chuyển hóa có hại. Giun có thể gây tắc nghẽn tuyến đường tiêu hóa hoặc chèn lấn, phá hủy những mô và gây bệnh.

Nguyên nhân:

Đau bụng giun là trạng thái đau bụng do cơ thể nhiễm giun sán, đây cũng là bệnh lý phổ biến ở nước ta và có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Đau bụng giun bao gồm bệnh giun đũa, giun móc, giun kim, sán dây và sán lá gan.

Toàn bộ trường hợp nhiễm ký sinh trùng trục đường ruột đều liên quan tới những tác nhân như điều kiện vệ sinh, thức ăn không được nấu chín, uống nước lã, không rửa tay trước bữa ăn và sau khi đi vệ sinh… Những yếu tố này tạo điều kiện cho giun sán đi vào ruột qua thức ăn, nước uống...

Biểu hiện đau bụng giun

Đau bụng là triệu chứng thường gặp nhất khi bị nhiễm giun sán. Cơn đau bụng do giun thường xuất hiện ở vùng tiếp giáp với rốn, căng cơ bụng và đau từng cơn.

Biểu hiện rõ nhất là chán ăn và buồn nôn, khó tiêu, bứt rứt, nổi mày đay, tiêu chảy hoặc táo bón… Một số trường hợp đau kịch phát đột ngột vòng xung quanh rốn.

Nhiễm giun sán ở trẻ em thỉnh thoảng còn gây ra các triệu chứng thần kinh, như co giật, đầu to… Ở hệ tiêu hóa của người mắc giun còn xuất hiện các triệu chứng như khó chịu ở vùng bụng trên hoặc đau, chán ăn, tiêu chảy, mỏi mệt, sút cân… sau lúc nhiễm bệnh.

Không những thế, bệnh còn gây ra triệu chứng thiếu máu, tiến triển nặng dần trong khoảng 3 đến 5 tháng sau lúc nhiễm bệnh nặng với các biểu hiện là chóng mặt, ù tai, tim đập nhanh, khó thở.

Để phòng bệnh do giun sán, người dân cần lưu ý:

  • Không ăn thức ăn sống hoặc nấu chưa chín để hạn chế ăn phải các tế bào giun sán.
  • Rửa tay thường xuyên trước bữa ăn và sau lúc đi vệ sinh.
  • Giáo dục trẻ thay đổi thói quen cắn móng tay.
  • Thường xuyên lau chùi hoặc cọ rửa đồ chơi và các vật dụng hàng ngày bằng dung dịch sát khuẩn.
  • Đi tiểu tiện đúng nơi quy định, không phóng uế bừa bãi.
  • Tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần.
  • Giữ vệ sinh không gian sống sạch sẽ.

Trẻ con đứa nào chẳng ốm

Trong quá trình nuôi con, cha mẹ không tránh khỏi lo lắng trước những hiện tượng liên quan đến sức khỏe của em bé. Trẻ có thể chảy nước mũi hay húng hắng ho khi chuyển mùa, gặp vấn đề tiêu hóa, bệnh đường tiêu hóa khi thời tiết thay đổi.

Những lúc ấy, các bậc phụ huynh sẽ đưa con đến thẳng bệnh viện để nhờ bác sĩ thăm khám, nghe theo những phương thuốc dân gian hay quáng quàng lo lắng? Trẻ con đứa nào chẳng ốm, Để con được ốm hay Hỏi bác sĩ nhi đồng sẽ là cẩm nang chăm sóc sức khỏe cho trẻ, cung cấp kiến thức khoa học về chăm sóc sức khỏe trẻ em.

2 điều không nên làm khi bị động vật cắn

Tôi thích cho mèo nên thường hay chơi đùa với chúng. Xin hỏi nếu không may bị chó cắn, mèo cào trúng da thì tôi nên xử lý vết thương này như thế nào?

Độc giả Liên Minh

Bạn có thể quan tâm