Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bộ ảnh áp lực của học sinh cuối cấp

Áp lực học tập, nỗi sợ khi đối mặt với những kỳ thi và những quyết định mang tính bước ngoặt của học sinh cuối cấp cần được lắng nghe, động viên để vượt qua.

ap luc hoc tap anh 1

Phải đối mặt và vượt qua áp lực học tập, sự kỳ vọng của cha mẹ hàng ngày, một nhóm học sinh lớp 12E, trường THPT Bình Giang (Hải Dương) chọn cách thực hiện bộ ảnh với chủ đề "làm ơn hãy lắng nghe" để mong thầy cô, cha mẹ lắng nghe và hiểu mình nhiều hơn. Họ không muốn trở thành "người câm" nghe theo sự sắp xếp, lập trình của người lớn.

ap luc hoc tap anh 2

Những cô cậu học trò ra khỏi nhà từ sáng sớm, trở về lúc đêm muộn và phải thức đến giữa đêm. Guồng quay học hành, ôn luyện để chuẩn bị cho thi cử đè nặng lên đôi vai học sinh lớp 12.

ap luc hoc tap anh 3

Đỗ Thị Kim Huệ, lớp 12E, cho biết bộ ảnh do các bạn trong lớp cùng lên ý tưởng và tự thực hiện trong 3 ngày, không tốn chi phí. "Chúng em tận dụng giờ ra chơi để chụp sau đó về chỉnh sửa màu sắc cho như ý. Bộ ảnh là những lời mà chúng em muốn nói với cha mẹ, thầy cô nhưng khó thốt thành lời", Huệ nói.

ap luc hoc tap anh 4

"Vấn đề chung mà học sinh nói chung đang gặp phải đó chính là áp lực, đến từ vấn đề học tập, khi bản thân các em không được chấp nhận được là chính mình, không được tự lựa chọn đường đi. Chúng em muốn nhận được lời động viên từ người lớn hơn là những lời nói làm nhụt chí", Kim Huệ tâm sự.

ap luc hoc tap anh 5

Ngoài áp lực từ việc học hành căng thẳng, học thêm, ôn luyện, việc lựa chọn ngành nghề, sự so sánh của các bậc cha mẹ cũng là vấn đề khiến các cô cậu học trò cuối cấp mệt mỏi, nản chí.

ap luc hoc tap anh 6

Sau khi bộ ảnh được chia sẻ, Huệ và nhiều bạn trong lớp đã nhận thấy thầy cô và cha mẹ dường như lắng nghe và thấu hiểu các em hơn. Một số bạn đã có thể ngồi lại nói chuyện, tâm sự với cha mẹ những ước mơ, nguyện vọng.

ap luc hoc tap anh 7

"Chúng con sẽ là ca sĩ, nhà văn, doanh nhân, nhiếp ảnh gia... Chúng con là những thiên tài, theo cách của riêng mình", thông điệp của những cô cậu học trò cuối cấp.

Hậu quả từ việc học sinh không được chia sẻ

Đã có học sinh tìm đến cái chết vì lo lắng, hoảng sợ khi bị la mắng, kỷ luật, áp lực điểm số, thành tích… dẫn đến rối loạn lo âu, sang chấn tâm lý, không tìm ra lối thoát.

Minh Nhật

Bạn có thể quan tâm