Bỏ điện thoại xuống và ra ngoài chơi cùng con sẽ không còn là chuyện quá khó với những ông bố, bà mẹ bận rộn, nếu họ đặt mục tiêu và lập ra một kế hoạch rõ ràng.
“Thời gian trôi nhanh quá, tôi chỉ mong một năm dài thêm 1-2 tháng, để ở bên các con nhiều hơn. Vì công việc quá bận rộn, 3 mẹ con chưa chạy bộ cùng nhau mỗi sáng, đi dã ngoại vào cuối tuần đầu tiên của tháng như đã hứa từ đầu năm”, chị Hoàng Dung (Tân Bình, TP.HCM) trả lời câu hỏi: Chị có hài lòng về những gì đã làm được cùng con trong một năm qua?
Câu trả lời của chị Hoàng Dung có lẽ là nỗi niềm chung của không ít ông bố, bà mẹ. Đa phần phụ huynh đều hiểu rõ tầm quan trọng của việc cùng con ra ngoài chơi và tham gia các hoạt động thể thao, nhưng vòng xoáy gấp gáp của cuộc sống hiện đại đã khiến quỹ thời gian của họ ngày càng bị thu hẹp.
Một năm nhìn lại, nhiều bố mẹ tỏ ra tiếc nuối vì chưa thể giúp con từ bỏ các thói quen không tốt như chơi game, xem TV nhiều, hay lười vận động.
“Con gái từng giấu điện thoại của tôi dưới gầm giường với mong muốn bố bớt xem email, để cùng cháu ra công viên đánh cầu lông như bố bạn Lan cùng lớp. Điều này khiến tôi thật sự bối rối. Tôi nhận ra mình đã vô tình để smartphone trở thành vách ngăn lớn giữa hai bố con”, anh Mạnh Khang (quận 2, TP.HCM) tâm sự.
Với sự trợ giúp từ các thiết bị công nghệ như latop, smartphone, công việc của anh Mạnh Khang không còn gói gọn trong 8 tiếng tại văn phòng. Sau giờ tan sở, anh vẫn phải bận rộn giải quyết công việc tại nhà. Điều này vô tình làm quỹ thời gian dành cho con bị cắt xén, dù anh luôn muốn bên cạnh thiên thần nhỏ của mình nhiều hơn.
Trong khi bố mẹ luôn bận rộn với công việc, các em nhỏ ở thành thị thường có xu hướng tìm đến smartphone để giải trí hoặc đơn giản để thỏa trí tò mò.
Nguyên nhân chính của nhu cầu này đến từ việc thiếu không gian rộng rãi để vui chơi. Phần lớn căn hộ tại các thành phố không có khoảng sân đủ lớn, phòng ốc lại chật chội, không đủ chỗ cho trẻ thoải mái chạy nhảy, vui đùa.
Chưa kể ở một số trường hợp, phụ huynh lại sử dụng các tựa game smartphone như một giải pháp để trẻ chịu ngồi im, không quậy phá hay bày trò hiếu động gây náo loạn. Hệ quả là trẻ ngày càng phụ thuộc vào smartphone, trở nên lười nhác và bị động hơn.
“Tôi cảm thấy lo lắng khi hai con trai ngày càng mê chơi game mà ít nài nỉ mẹ đưa đến câu lạc bộ đá bóng. Chúng cũng không quấn mẹ và bố như trước. Tình trạng này nếu tiếp diễn chắc không ổn, tôi sợ chúng nghiện game”, chị Hoàng Dung bày tỏ.
Trẻ sử dụng smartphone thường xuyên sẽ thích ở nhà hơn, ngại ra ngoài và tiếp xúc với mọi người xung quanh. Điều này khiến trẻ rơi vào trạng thái bị động, không tự lập và thiếu hứng thú với việc học tập.
Bởi vậy, những người mẹ như chị Hoàng Dung luôn kỳ vọng con mình hạn chế sử dụng smartphone, không chỉ để tập trung học tập tốt mà còn rèn luyện được sự chủ động và hoạt bát.
Theo Tạp chí Paediatrics & Child Health (Tạp chí Sức khỏe nhi khoa) của Anh, đối với con cái, bố mẹ chính là tấm gương lớn nhất.
Để con giảm bớt sự hứng thú với smartphone, bố mẹ nên là người hạn chế sử dụng thiết bị này trước và trẻ sẽ noi gương theo. Trong giờ ăn, bố mẹ nên thử đặt điện thoại xuống, trò chuyện và tương tác với trẻ nhiều hơn.
Vì vậy, trong năm tới, vào thời gian rảnh, thay vì cùng dán mắt vào những màn hình chữ nhật sáng lóa, các bậc phụ huynh nên chủ động rủ trẻ ra ngoài, tận hưởng khí trời trong trẻo và tham gia nhiều môn thể thao.
Từ đó, giúp trẻ có một năm năng động, dần thoát khỏi sự cám dỗ của smartphone, có thể tìm lại niềm vui khi chơi thể thao và kết nối với mọi người xung quanh, đặc biệt là bố mẹ.
Tập luyện các bộ môn thể thao mang lại không ít lợi ích cho trẻ, nhất là trong độ tuổi 6-12. Từ bỏ 4 bức tường chật chội, thể thao đưa trẻ khám phá một thế giới hoàn toàn khác, được chạy nhảy dưới ánh nắng mặt trời và hít thở không khí trong lành. Toát mồ hôi trong lúc tập luyện cũng giúp trẻ phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần.
Bên cạnh một cơ thể khỏe khoắn, rắn rỏi, thể thao còn giúp trẻ rèn luyện tính kỷ luật và kiên nhẫn. Mỗi bộ môn thể thao đều có một luật chơi riêng, buộc trẻ phải tuân thủ, nỗ lực tập luyện để vận động thật linh hoạt và chính xác. Đồng thời, để đạt được thành tích khi chơi hay thi đấu, trẻ cần đặt mục tiêu rõ ràng, cố gắng nâng cao kỹ năng mỗi ngày, nên sẽ rèn được sức bền và ý chí kiên trì.
Riêng với các môn thể thao như bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền, trẻ còn học được cách làm việc nhóm và phát triển tinh thần đồng đội. Trẻ sẽ rèn được tính chủ động trong việc kết nối và phản xạ nhanh nhạy hơn khi tương tác với các bạn trong đội.
Trong một năm dài đang đợi ở phía trước, bên cạnh chăm lo việc học văn hóa ở trường, tìm cho trẻ một bộ môn thể thao yêu thích cũng là điều quan trọng được các phụ huynh như chị Hoàng Dung, anh Mạnh Khang quan tâm . Để các con có thể tự nguyện hạn chế sử dụng smartphone và hào hứng ra ngoài luyện tập thể thao, điều đầu tiên bố mẹ cần làm là quyết tâm đồng hành cùng con trong suốt hành trình này.
“Con trai tôi đã chơi bóng đá được 3 năm, là thành viên trong đội tuyển của trường. Trong mỗi trận đấu, cháu luôn muốn chúng tôi theo dõi, cổ vũ. Có bố mẹ ở bên, cháu chơi tốt hơn. Khi cháu ghi bàn tôi cũng cảm thấy rất vui”, chị Mai Anh (Hà Nội) - một phụ huynh đã thành công trong việc đặt mục tiêu tham gia hoạt động thể thao, miệt mài luyện tập cùng con trong nhiều năm chia sẻ.
Nhìn vóc dáng cao lớn, khỏe mạnh của con trai chị Mai Anh, khó ai có thể hình dung cậu bé từng nghiện game nặng và suy dinh dưỡng. Nhờ mẹ ra sức động viên, bố nhiệt tình đá bóng cùng mỗi chiều tan sở, cậu bé ốm yếu ngày nào giờ đã là một trong những chân sút số một của trường.
Trong quá trình tập luyện các bộ môn thể thao, trẻ có thể gặp không ít khó khăn mà mau chóng nản chí. Nhưng nếu có bố mẹ ở bên, chỉ cần một cử chỉ xoa đầu, cái ôm chặt hay những câu khích lệ ấm áp, trẻ có thể lấy lại tinh thần để tiếp tục tập luyện, vượt qua các rào cản vô hình.
Để trở thành người bạn của con trong hành trình này vào năm tới, chị Hoàng Dung, anh Mạnh Khang đặt mục tiêu “Cùng con chơi thuần thục một bộ môn thể thao” và lập kế hoạch rõ ràng để quyết tâm thực hiện trong năm tới. Họ chia sẻ đã sẵn sàng cân đối công việc, dành ra một khoảng thời gian nhỏ mỗi ngày cùng con vận động; bắt đầu với bộ môn đơn giản như chạy bộ trong công viên mỗi sáng, hay nâng độ khó với việc đưa con đến các câu lạc bộ bóng đá, học võ, học nhảy sau giờ tan sở.
Vào cuối tuần, thay vì dành thời gian cho smartphone, bố mẹ có thể cùng con rượt đuổi trên sân bóng hay đắm mình trong hồ bơi xanh mát. Con được rèn luyện thể thao, bố mẹ cũng có thêm nhiều khoảnh khắc thư giãn. Thực hiện lịch trình này trong thời gian một năm, anh Mạnh Khang, chị Hoàng Dung tin rằng có thể duy trì năng lượng bền bỉ, luôn có thể dành thời gian cho việc vận động mà không bị sức ì kéo lại.
Đầu năm là thời điểm thích hợp để bố mẹ khởi động kế hoạch chinh phục mục tiêu “bỏ điện thoại xuống và ra ngoài chơi cùng con”. Giống như anh Mạnh Khang, chị Hoàng Dung, vừa qua, hàng nghìn ông bố bà mẹ cùng các con đã bắt đầu hành trình của mình với việc tham gia sự kiện “Thị trấn Tết Milo”.
Thị trấn độc đáo này được thiết kế bài bản với 4 phố chính cùng nhiều hoạt động thú vị và ý nghĩa. Tại 3 khu Thể thao năng động, Năng lượng bền bỉ và Khám phá đam mê, các gia đình được thỏa sức vận động với bộ môn bóng đá, bóng rổ, cầu lông… Còn ở phố Tết Truyền thống, bố mẹ và các em nhỏ đã trải qua những giây phút giải trí đúng nghĩa, đồng thời tìm về ký ức đẹp của Tết xưa thông qua loạt hoạt động như múa rối nước, hài kịch thiếu nhi, trò chơi dân gian… Đặc biệt, sau khi bung xõa hết mình với chuỗi hoạt động, các gia đình còn được nạp nhanh năng lượng với thức uống Milo pha theo công thức mới lạ, thơm ngon và giàu dinh dưỡng.
Không chỉ là điểm xuất phát lý tưởng cho hành trình chinh phục đam mê thể thao dành cho trẻ, với thông điệp Tràn năng lượng, đón tết vui, “Thị trấn Tết Milo” còn là nơi để các gia đình lưu lại những kỷ niệm đáng nhớ ngày Tết, từ đó khởi đầu một năm mới năng động và thuận lợi.
Năm 2019, trong khuôn khổ chương trình Năng động Việt Nam, Milo đã đồng hành cùng các bậc phụ huynh trên cả nước trong chuỗi hoạt động thể thao học đường nổi bật như Giải bóng đá học đường, Hội khỏe phù Đổng, Giải bóng rổ học sinh TP.HCM, Giải Vovinam, Giải bơi lội học sinh toàn thành, Trại hè năng lượng, Ngày hội đi bộ vì thế hệ Việt Nam năng động… Tiếp nối hành trình này, “Trị trấn Tết Milo” mang đến lời động viên nhiều cảm hứng, để các bậc phụ huynh cùng đặt điện thoại xuống, dành nhiều thời gian bên trẻ trong hành trình tự khám phá khả năng của bản thân qua nhiều sân chơi thể thao bổ ích.
Nhờ đó, trẻ có thể dần tìm cho mình niềm đam mê vận động, tập luyện thể thao, rèn luyện sức khỏe, phát triển thể chất. Và quan trọng hơn hết, trẻ sẽ có được những bài học đáng quý từ “người thầy thể thao tuyệt vời” như tinh thần đồng đội, niềm đam mê, sự quyết tâm và tinh thần bền bỉ.
Bình luận