Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bộ GD&ĐT 'tuýt còi' các trường đại học tuyển sinh bằng tổ hợp lạ

Các trường đại học cần rà soát lại tổ hợp, phương thức xét tuyển bảo đảm kiến thức nền tảng và năng lực cốt lõi mà thí sinh cần có để theo học.

tuyen sinh anh 1

Bộ GD&ĐT 'tuýt còi' các trường đại học tuyển sinh bằng tổ hợp lạ. Ảnh minh họa: VTC News.

Yêu cầu trên được Bộ GD&ĐT đưa ra trong bối cảnh thời gian vừa qua, một số trường đại học thông báo tuyển sinh bằng các tổ hợp không liên quan đến chương trình, ngành đào tạo...

Bộ GD&ĐT nhấn mạnh 2025 là năm đầu tiên tổ chức thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Theo chương trình này, ở bậc THPT, học sinh lựa chọn tổ hợp môn theo nhóm kiến thức, có thể không học một số môn học.

Do vậy, để bảo đảm công tác tuyển sinh đại học đúng quy chế, chất lượng đào tạo và công bằng giữa các thí sinh, bộ yêu cầu các cơ sở đào tạo nghiêm túc thực hiện quy chế hiện hành, các văn bản hướng dẫn.

"Các trường đặc biệt lưu ý với các chương trình, ngành, nhóm ngành đào tạo sử dụng nhiều tổ hợp, phương thức xét tuyển, cần rà soát các tổ hợp, phương thức xét tuyển. Các trường lựa chọn tổ hợp môn xét tuyển bảo đảm phải dựa trên yêu cầu về kiến thức nền tảng và năng lực cốt lõi mà thí sinh cần có để theo học", Bộ GD&ĐT nêu rõ yêu cầu.

Riêng với các ngành đào tạo sư phạm, tổ hợp môn xét tuyển hoặc ngưỡng đầu vào phải có yêu cầu cụ thể kiến thức môn học tương ứng.

Theo công văn, các trường đại học chịu trách nhiệm giải trình về căn cứ khoa học và thực tiễn trong xác định phương thức tuyển sinh, phương thức xét tuyển và tổ hợp xét tuyển.

Trước đó, nhiều trường đại học công bố phương án tuyển sinh 2025 trong đó sử dụng các tổ hợp tréo ngoe (tuyển sinh ngành Ngôn ngữ Anh nhưng xét tổ hợp không có tiếng Anh, hay Sư phạm Lịch sử nhưng tổ hợp không yêu cầu môn Lịch sử) hay tuyển sinh ngành Y nhưng không có môn Sinh trong tổ hợp... khiến không ít sĩ tử cảm thấy hoang mang, lo ngại mất công bằng trong xét tuyển đại học

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn cho rằng các trường chưa hiểu rõ về sự khác biệt giữa mùa tuyển sinh đại học năm nay và các năm trước. Theo ông Sơn, những năm học trước, học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông cũ (2006), phải học bắt buộc mọi môn. Ví dụ với ngành Sức khỏe, ngay cả khi không tuyển tổ hợp có môn Sinh, học sinh cũng có kiến thức nhất định vì đã học môn này ở bậc phổ thông.

Tuy nhiên 2025 là năm đầu tiên lứa học sinh theo chương trình phổ thông mới tốt nghiệp. Chương trình gồm 4 môn bắt buộc: Toán, Văn, Lịch sử, Ngoại ngữ cùng các môn lựa chọn. Vì vậy nếu một trường tuyển ngành Y mà không dùng môn Sinh, có thể dẫn đến việc một thí sinh không học môn này lại trúng tuyển.

"Nếu một phương thức, một tổ hợp mà không đánh giá được kiến thức, năng lực cốt lõi của người học cho ngành đấy, cần phải xem lại", ông Sơn nói.

Những cuốn sách dành cho người đứng trước cánh cửa nghề nghiệp

Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc một số cuốn sách về chủ đề nghề nghiệp, hướng nghiệp, dành cho những bạn trẻ đang băn khoăn trước cánh cửa nghề nghiệp hay người trưởng thành quan tâm đến sự biến đổi nghề nghiệp trong xã hội hiện đại.

Chiến đạo giống cuộc đối thoại, gợi mở các câu hỏi của cuộc đời, giúp người trẻ chủ động định hướng nghề nghiệp, kiến tạo tương lai.

Eight - 8 cách làm chủ trí thông minh nhân tạo: “Đa số công việc mà công viên chức đang phụ trách cuối cùng đều sẽ bị thay thế bởi trí thông minh nhân tạo", cuốn sách này sẽ giải đáp câu hỏi đó.

80 triệu đồng cho một năm học vi mạch, bán dẫn tại Việt Nam

Mức học phí dành cho ngành học về vi mạch, bán dẫn dao động trong khoảng 20-30 triệu đồng/năm học, cao hơn có thể lên đến 80 triệu đồng đối với chương trình tiếng Anh.

https://vtcnews.vn/bo-gd-dt-tuyt-coi-cac-truong-dai-hoc-tuyen-sinh-bang-to-hop-la-ar936663.html

Minh Khôi / VTC News

Bạn có thể quan tâm