Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bộ Y tế đề xuất thu hồi đầu số 115 từ cấp cứu tư nhân

Viện Chiến lược và Chính sách Y tế, Bộ Y tế đề xuất cơ quan y tế cần thu hồi lại đầu số 115 từ tư nhân để đảm bảo công tác điều phối.

Một ca làm việc của các nhân viên y tế Trung tâm Cấp cứu 115 TP.HCM. Ảnh: Duy Hiệu.

Tại hội thảo phát triển mạng lưới cấp cứu ngoại viện của Sở Y tế TP.HCM ngày 31/12, GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Y tế, cho biết chỉ tính riêng về tai nạn giao thông 9 tháng đầu năm nay, toàn quốc xảy ra 17.836 vụ, làm chết 8.114 người, bị thương 13.385 người.

So với cùng kỳ năm 2023, tăng 1.506 vụ, giảm 829 người chết, tăng 2.413 người bị thương. Thực tế cho thấy việc cấp cứu kịp thời, hiệu quả cả trong và ngoài viện đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu hậu quả nghiêm trọng do tai nạn gây ra.

27 tỉnh, thành chưa có hệ thống cấp cứu ngoại viện

Theo GS Thuấn, ngành y tế và toàn hệ thống khám, chữa bệnh đã có nhiều cố gắng nỗ lực trong công tác cấp cứu. Tuy nhiên công tác này còn nhiều hạn chế về cơ sở pháp lý, tổ chức mạng lưới, cơ sở vật chất, trình độ chuyên môn, số lượng nhân lực, trang thiết bị, đặc biệt là cấp cứu ngoại viện.

Do đó, Bộ Y tế cần mời các chuyên gia trong lĩnh vực hồi sức cấp cứu, chống độc chia sẻ kinh nghiệm, đánh giá những kết quả đạt được, chỉ ra tồn tại, phân tích nguyên nhân và đề xuất giải pháp. Từ đó, Bộ có cơ sở hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật, hướng dẫn chuyên môn và giải pháp phát triển mạng lưới cấp cứu ngoại viện, từng bước đáp ứng nhu cầu chăm sóc, bảo vệ sức khỏe người dân.

TS Khương Anh Tuấn, Viện phó Viện Chiến lược và Chính sách y tế, Bộ Y tế, cho hay có 43% địa phương chưa có tổ chức chính thức/chưa thực hiện được mạng lưới hệ thống cấp cứu ngoại viện (27/63 tỉnh thành).

cap cuu ngoai vien anh 1

Xe cấp cứu ở TP.HCM được trang bị hiện đại. Ảnh: Duy Anh.

Bên cạnh đó, 17% địa phương có trung tâm cấp cứu 115 (11 tỉnh, thành), 29% địa phương có hệ thống cấp cứu tại bệnh viện đa khoa tỉnh (18 tỉnh thành) và 11% địa phương giao hệ thống cấp cứu cho đơn vị tư nhân (7 tỉnh thành).

"Cấp cứu ngoại viện chưa thực sự được coi là một thành phần của mạng lưới cung ứng dịch vụ y tế", ông Tuấn nói.

Tại nhiều địa phương, hệ thống cấp cứu ngoại viện chưa được tổ chức và điều hành tập trung theo một đầu mối, thiếu sự liên kết chặt chẽ với các cơ sở y tế khác.

Một số địa phương, Sở Y tế không còn quản lý điều phối cấp cứu ngoại viện mà giao đầu số 115 cho đơn vị tư nhân. Bộ phận tiếp nhận cuộc gọi và điều phối cấp cứu cũng chưa đủ năng lực đánh giá, phân loại tình trạng khẩn cấp. Bên cạnh đó, các cơ sở y tế và chuyên gia hỗ trợ chuyên môn cho đội cấp cứu chưa có sự kết nối hiệu quả. Nhiều tỉnh, thành vẫn chưa đáp ứng tiêu chuẩn về chỉ số xe cứu thương trên đầu dân.

Chỉ 30-40% xe cứu thương đạt chuẩn

Ông Tuấn cho biết chỉ 30-40% xe cứu thương đạt chuẩn. Các địa phương không đủ số lượng nhân viên cấp cứu. Các nhân viên cấp cứu hiện nay cũng không được đào tạo cơ bản và chưa có chứng chỉ hành nghề.

Cơ chế tài chính, phương tiện, thuốc, vật tư y tế cho hệ thống cấp cứu ngoại viện cũng chưa có quy định rõ ràng. Ông Tuấn đề xuất cấp cứu ngoại viện cần được quản lý, điều phối thống nhất trong tổng thể mạng lưới cung ứng dịch vụ y tế với sự kết nối và phối hợp chặt chẽ với các cơ sở y tế cũng như các đơn vị/tổ chức khác có liên quan. Đặc biệt, phải thiết lập được một đầu mối tiếp nhận thông tin và điều phối chung cho các hoạt động cấp cứu ngoại viện.

"Cơ quan y tế cần thu hồi lại đầu số 115 từ tư nhân để đảm bảo công tác điều phối", ông Tuấn nhấn mạnh.

Việc tổ chức lại mạng lưới cấp cứu ngoại viện, không gây ảnh hưởng đến tổng thể tổ chức mạng lưới cung ứng dịch vụ cũng như tổ chức hệ thống y tế.

Cấp cứu ngoại viện phải phù hợp với đặc thù về địa lý, giao thông, phân bố dân cư và tổ chức mạng lưới cơ sở khám chữa bệnh ở từng địa phương. Từ đó, hệ thống này mới đảm bảo tiếp cận được người dân thuận tiện, trong thời gian ngắn nhất.

Ông Tuấn cũng đề xuất thanh toán bảo hiểm y tế đối với dịch vụ cấp cứu ngoại viện.

Tại TP.HCM, PGS.TS Nguyễn Anh Dũng, Phó Giám đốc Sở Y tế, cho hay có 43 trạm cấp cứu vệ tinh tại thành phố. Tuy nhiên, hệ thống cấp cứu ngoài bệnh viện TP.HCM cần phát triển theo hướng chuyên nghiệp để nâng cao chất lượng chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Sở cũng đề xuất bảo hiểm y tế chi trả chi phí các dịch vụ cấp cứu ngoài viện.

Bộ sách “Bí ẩn hướng nội” chứa đựng nhiều thông tin và kiến thức rất hữu ích giúp bạn thấu hiểu chính mình, thoát khỏi vòng luẩn quẩn tự nghi ngờ và đánh đồng bản thân với những định kiến rập khuôn của xã hội. Để từ đó bạn học cách yêu thương và trân trọng con người hướng nội của mình.

Nhiều người cho rằng người hướng nội khá giống nhau. Họ là những người rất kiệm lời, không thích giao tiếp xã hội. Thực tế lại khác, thế giới của người hướng nội rất đa dạng.

Dấu hiệu quen thuộc giúp người phụ nữ phát hiện ung thư

Người phụ nữ Bắc Giang phát hiện mắc ung thư da khi một nốt mụn đầu đen nhỏ trên da bắt đầu lan rộng và chuyển sang màu sẫm bất thường.

Máu phun thành tia trong dạ dày người đàn ông

Người đàn ông 42 tuổi nhập viện với biểu hiện nôn ra máu tươi liên tục. Qua nội soi, các bác sĩ phát hiện có các điểm máu đang phun thành tia trong dạ dày ông.

Hàng trăm ký sinh trùng làm tổ trong ống tai bé trai

Nhập viện với triệu chứng đau nhức và rỉ máu ở ống tai trái, bệnh nhi 6 tuổi được chẩn đoán có dị vật ký sinh bên trong.

Nguyễn Thuận

Bạn có thể quan tâm