Để đảm bảo nhu cầu thuốc phòng, chống dịch Covid-19 và thuốc điều trị các bệnh khác, bình ổn giá thuốc và ổn định thị trường thuốc trong nước, Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế, vừa ra công văn gửi tới sở y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Cục Quản lý Dược đề nghị các sở chỉ đạo bệnh viện, trung tâm y tế dự phòng trực thuộc xây dựng và triển khai kế hoạch dự trữ thuốc, đảm bảo sẵn sàng cung ứng đủ thuốc, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng thiếu thuốc phục vụ công tác khám, chữa bệnh.
Các đơn vị đảm bảo không để ảnh hưởng hoạt động cung ứng thuốc, nhất là những địa bàn bị cách ly, phong tỏa.
Các bệnh viện, trung tâm y tế dự phòng cần chú trọng bảo đảm sẵn sàng cung ứng đủ, kịp thời những loại thuốc thuộc danh mục thiết yếu điều trị cho người bệnh nhiễm SARS-CoV-2, đặc biệt với loại khan hiếm nguồn cung, ít hoặc chưa có giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam mà được khuyến cáo sử dụng trong điều trị Covid-19.
Cục Quản lý Dược cũng yêu cầu các bệnh viện, doanh nghiệp kinh doanh thuốc trên địa bàn dự trữ đầy đủ và thực hiện nghiêm quy định về quản lý giá thuốc (niêm yết giá thuốc và bán theo giá niêm yết, mua thuốc theo giá không cao hơn giá kê khai, kê khai lại đã công bố).
Các cơ sở không được lợi dụng tình hình dịch Covid-19 để đầu cơ, găm hàng và đẩy giá thuốc tăng cao.
Các bệnh viện, cơ sở kinh doanh thuốc phải đảm bảo bình ổn giá, cung ứng đủ thuốc cho người dân. Ảnh minh họa: Phương Lâm. |
Ngoài ra, bệnh viện, trung tâm y tế, cơ sở kinh doanh phải rà soát năng lực bảo quản, vận chuyển, tiếp nhận vaccine Covid-19 phục vụ chiến dịch tiêm chủng toàn quốc, sẵng sàng tham gia khi được yêu cầu.
Trong khi đó, các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế triển khai kế hoạch dự trữ thuốc để đảm bảo sẵn sàng cung ứng, tránh để xảy ra tình trạng thiếu thuốc phục vụ công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân, đặc biệt là bệnh nhân Covid-19, thực hiện đúng quy định về quản lý giá.
Cục Quản lý Dược cũng yêu cầu các cơ sở sản xuất, nhập khẩu thuốc thực hiện nghiêm túc chỉ đạo về việc đảm bảo nguồn cung thuốc phòng và điều trị Covid-19, đảm bảo cung ứng thuốc theo các hợp đồng đã ký với các cơ sở khám, chữa bệnh; tuyệt đối không để xảy ra tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng.
Các đơn vị trong vùng dịch, có thể bị cách ly, giãn cách cần thực hiện theo hướng dẫn biện pháp ứng phó tại cơ sở kinh doanh dược trong giai đoạn phòng, chống dịch Covid-19.
Những cơ sở có kho bảo quản lạnh 2-8 độ C hoặc âm sâu, cần rà soát năng lực bảo quản các sản phẩm lạnh (thuốc, vaccine, sinh phẩm) cần sắp xếp lại và dành dung tích tối đa có thể bảo quản vaccine phòng Covid-19 khi được yêu cầu, tập trung cho chiến dịch tiêm chủng toàn quốc.
Với trường hợp giá nguyên vật liệu đầu vào của các thuốc hoặc giá thuốc nhập khẩu tăng, công ty nghiên cứu xem xét giảm chi phí không cần thiết khác như bán hàng, quản lý..., để bình ổn giá trong thời gian dịch bệnh.
Dịch Covid-19
Phát hiện mới về hậu quả của Covid-19
Nghiên cứu mới cho thấy Covid-19 gây hại cho hệ vi sinh vật đường ruột, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác như đầy hơi và trào ngược axit.
Covid-19 vẫn gây chết người nhưng đã thay đổi về nhân khẩu học
Bang California, Mỹ, đang có sự thay đổi về nhân khẩu học trong số ca tử vong. Theo các chuyên gia, xu hướng này tương tự với toàn nước Mỹ và nhiều nước khác trên thế giới.
Phát hiện virus bí ẩn giống SARS-CoV-2 ở Nga
Với protein gai có thể dễ dàng bám vào tế bào người như nCoV, loại virus này khiến các nhà khoa học lo lắng. Đặc biệt, vaccine và kháng thể Covid-19 không có tác dụng với nó.
Đại dịch mới ở những người khỏi Covid-19
Nghiên cứu mới cho thấy ngay cả người nhiễm nCoV nhẹ cũng có nguy cơ bị đau tim, đột quỵ cao hơn. Điều này dấy lên mối lo về đại dịch bệnh tim mạch ở những người khỏi Covid-19.
Triệu chứng nhiễm biến chủng BA.5
Về cơ bản, người nhiễm BA.5 sẽ có các triệu chứng như những chủng Covid-19 trước đó. Song, tần suất gặp phải của từng triệu chứng lại khác nhau.