Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Dịch Covid-19

Bộ Y tế nói gì về việc tiêm hai mũi vaccine Covid-19 khác loại?

Theo PGS Dương Thị Hồng, ở thời điểm thiếu vaccine, người dân có thể buộc phải tiêm một loại khác với mũi thứ nhất nhưng cần theo dõi sát tình hình sức khỏe.

Theo quyết định phân bổ vaccine Covid-19 của Pfizer do Thứ trưởng Trương Quốc Cường ký ngày 12/7, Bộ Y tế đã quy định về việc tiêm kết hợp loại vaccine này và AstraZeneca.

"Trường hợp số lượng vaccine hạn chế, ngành y tế sẽ ưu tiên sử dụng loại này để tiêm mũi 2 cho những người đã tiêm mũi thứ nhất bằng vaccine AstraZeneca từ 8-12 tuần nếu người được tiêm chủng đồng ý và tiêm mũi thứ nhất cho những người chưa được tiêm chủng", quyết định nêu rõ.

Về vấn đề này, PGS.TS Dương Thị Hồng, Phó viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, cho biết một số nước tiến hành tiêm trộn như mũi 1 của AstraZeneca, mũi 2 của Pfizer với mong muốn tăng hiệu quả bảo vệ. Tuy nhiên, cách thức này chưa có đánh giá của WHO.

"Hiện tại, nhà sản xuất và WHO đều khuyến cáo tốt nhất tiêm cùng một loại vaccine đủ 2 liều. Trong trường hợp ở thời điểm thiếu vaccine, người dân có thể buộc phải tiêm một loại vaccine khác với mũi thứ nhất nhưng cần theo dõi sức khỏe sát sao. Các vaccine này đều có hiệu quả bảo vệ tương đương nhau, sau khi tiêm mũi 1 là 70%, mũi 2 là 80-90%. Vì vậy, người dân không nên có tâm lý chờ đợi loại vaccine khác", bà Hồng cho hay.

Thời điểm giữa mũi tiêm thứ nhất và thứ hai tùy thuộc vào loại vaccine Covid-19 bạn đã tiêm. Nếu vaccine Covid-19 là của Pfizer-BioNTech, Moderna, Sinopharm, bạn nên tiêm mũi thứ hai ít nhất khoảng 3-4 tuần sau mũi đầu tiên. Đối với vaccine Covid-19 của AstraZeneca, bạn nên tiêm mũi thứ hai sau 8-12 tuần là lý tưởng nhất.

Tiem vaccine Covid-19 anh 1

Nhân viên y tế tiêm vaccine Covid-19 cho người dân tại TP.HCM. Ảnh: Duy Hiệu.

Theo Phó viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, từ 7/2021 đến 4/2022, nước ta dự kiến sẽ tiêm vaccine Covid-19 cho 70% dân số Việt Nam. Hết 2021, 50% dân số sẽ được tiêm chủng vaccine.

Hiện nay, do nguồn cung hạn chế, vaccine sẽ được ưu tiên cho các vùng có dịch, tỉnh, thành phố có nhiều cụm công nghiệp, dân cư, giao lưu kinh tế biên giới… Hiện, nước ta có hơn 11.000 điểm tiêm chủng xã, phường. Ngoài ra, chúng ta còn có điểm tiêm chủng tư nhân, tổng số lên tới 19.000 điểm.

"Hệ thống bảo quản vaccine của Việt Nam có thể lên tới 60 triệu liều cùng lúc. 8 kho quân khu cũng đã được thiết lập, 63 xe đông lạnh chuyển vaccine về các kho này. Vaccine Covid-19 sẽ được đưa từ kho trung tâm đến thẳng điểm tiêm tuyến huyện. Từ khi nhận vaccine về Việt Nam, chúng tôi sẽ triển khai tiêm hết. Làm vậy mới kỳ vọng đạt được độ phủ vaccine", PGS Dương Thị Hồng cho hay.


Ai được ưu tiên tiêm vaccine Covid-19 đợt 5 tại TP.HCM?

Theo Sở Y tế TP.HCM, trong đợt tiêm chủng vaccine Covid-19 thứ 5, thành phố ưu tiên cho 4 nhóm người.

Dịch Covid-19

Phương Anh

Bạn có thể quan tâm