Sáng 1/10, Đoàn Công tác của Cục quản lý khám, chữa bệnh do PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục quản lý Khám chữa bệnh, làm trưởng đoàn cùng các đại diện ngành y tế quận, thành phố đã tới kiểm tra công tác phòng, chống dịch của Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức.
Các ca nghi ngờ chủ yếu ở hai khoa điều trị
Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, tính đến 18h30 ngày 30/9, địa bàn thành phố ghi nhận 2 ca mắc mới, đều ở cộng đồng và trú tại quận Hoàn Kiếm. Họ thuộc chùm ca bệnh phát hiện qua sàng lọc ho, sốt. Trong đó, bệnh nhân P.Đ.T,, nam, 49 tuổi, ở Phù Lưu, Lộc Hà, Hà Tĩnh, là thân nhân vào chăm sóc người nhà đang điều trị tại khoa Ung bướu từ ngày 19/9.
GS Trần Bình Giang, Giám đốc Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức cho biết ngay từ chiều ngày 30/9, cơ sở y tế này đã phối hợp với Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội và tạm thời phong tỏa tòa nhà D, lấy mẫu toàn bộ người nhà, bệnh nhân, nhân viên y tế trong tòa.
Tổng số mẫu được lấy khoảng 1.400 người. Đêm qua, đội ngũ lấy mẫu xét nghiệm xuyên đêm và đến sáng nay vẫn tiếp tục lấy mẫu. Thống kê đến trưa 1/10, tổng số mẫu được lấy là khoảng 4.000.
Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức phong tỏa từ chiều 30/9, bên trong, hoạt động cấp cứu vẫn diễn ra bình thường. Ảnh: Việt Linh. |
Lãnh đạo Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức cũng cho biết số mẫu bệnh phẩm dương tính, nghi ngờ nhiễm SARRS-CoV-2 đều tập trung tại tầng 8 và 7 của viện (khoa Ung bưới và khoa Tiêu hóa). Các mẫu bệnh phẩm nghi ngờ đang chạy lại mẫu đơn để khẳng định.
Ông Giang đề nghị Sở Y tế Hà Nội hỗ trợ thực hiện nhanh công tác xét nghiệm và định kỳ xét nghiệm lại sau 3 ngày, 7 ngày; đồng thời hỗ trợ giãn cách người nhà bệnh nhân ra khỏi khuôn viên bệnh viện để phòng, chống dịch. Bệnh viện đã lên kế hoạch chăm sóc toàn diện bệnh nhân đang điều trị.
Nhanh chóng phân vùng xanh, đỏ
Sau khi có kết quả xét nghiệm của số mẫu trên, lãnh đạo bệnh viện đề nghị căn cứ vào đó để có phương án phòng chống dịch tiếp theo, nếu phong tỏa, chỉ nên tiến hành ở những khu vực có nguy cơ cao, rất cao. Vùng an toàn vẫn nên đón tiếp bệnh nhân, đặc biệt là bệnh nhân cấp cứu, thận nhân tạo.
PGS.TS Lương Ngọc Khuê cho rằng với quan điểm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, trước mắt, bệnh viện cần phối hợp CDC Hà Nội để xét nghiệm thật nhanh, xác định vùng nào là vùng xanh, đỏ, cam, vàng để có phương án chống dịch phù hợp, đảm bảo vừa an toàn vừa hiệu quả.
“Trong trường hợp cần các bệnh viện tuyến trung ương hỗ trợ xét nghiệm Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức, tôi đề nghị Sở Y tế Hà Nội nhanh chóng báo cáo để Bộ Y tế có phương án điều động đơn vị hỗ trợ” - Cục trưởng Lương Ngọc Khuê nói.
Theo ông Khuê, hiện nay hai vùng đỏ (khoa Tiêu hóa và Ung bướu) là những nơi có ca dương tính, nghi ngờ đã cách ly chặt từ sớm.
Lực lượng y tế tổ chức hai điểm lấy mẫu cho người dân sinh sống xung quanh khu bệnh viện. Ảnh: Việt Linh. |
Chuyên gia của Bộ Y tế nói thêm: “Chúng tôi nhất trí việc đề xuất tạm ngưng tiếp nhận bệnh nhân thông thường để thực hiện giãn cách, chỉ tiếp nhận bệnh nhân cấp cứu và bệnh nhân thận nhân tạo. Tuy nhiên, việc tiếp nhận bệnh nhân cấp cứu phải bố trí luồng riêng và phải sàng lọc kỹ. Bộ Y tế sẽ thành lập Tổ công tác để cùng với Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức xây dựng kế hoạch chi tiết phòng chống dịch và tổ chức khám, chữa bệnh, ngăn chặn, khống chế không để nguồn lây ra cộng đồng”.
Bộ Y tế cũng đồng ý với đề xuất cuả Bệnh viện Việt Đức điều chuyển một phần thuốc Remdesivir được cấp cho bệnh viện từ Trung tâm Hồi sức Bệnh viện Việt Đức tại TP.HCM về Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức để điều trị trường hợp F0 liên quan.
Về đề xuất giãn cách người nhà bệnh nhân, Cục trưởng Lương Ngọc Khuê và Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà đều đồng ý. Với việc sắp xếp chỗ ăn, nghỉ bên ngoài cho lực lượng y tế, các bên thống nhất Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức báo cáo Bộ Y tế bằng văn bản để thành phố có hướng bố trí khách sạn phù hợp nhằm đảm bảo sức sức khỏe cán bộ y tế.
Tính đến sáng 1/10, Hưng Yên, Nam Định và Hà Tĩnh là các địa phương xác nhận có thêm ca nhiễm SARS-CoV-2 liên quan Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Hà Nội. Tổng cộng số người liên quan ca F0 ở bệnh viện này đã lên tới 6 người.
CDC Hà Nội phát thông báo khẩn tìm các bệnh nhân và người nhà từng đến khám và điều trị tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (Hoàn Kiếm, Hà Nội) từ ngày 15 đến 30/9. Những người này cần liên hệ với trạm y tế gần nhất hoặc gọi điện đến đường dây nóng phòng, chống dịch để được tư vấn hỗ trợ: 0969082115 hay 0949396115.
Dịch Covid-19
Phát hiện mới về hậu quả của Covid-19
Nghiên cứu mới cho thấy Covid-19 gây hại cho hệ vi sinh vật đường ruột, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác như đầy hơi và trào ngược axit.
Covid-19 vẫn gây chết người nhưng đã thay đổi về nhân khẩu học
Bang California, Mỹ, đang có sự thay đổi về nhân khẩu học trong số ca tử vong. Theo các chuyên gia, xu hướng này tương tự với toàn nước Mỹ và nhiều nước khác trên thế giới.
Phát hiện virus bí ẩn giống SARS-CoV-2 ở Nga
Với protein gai có thể dễ dàng bám vào tế bào người như nCoV, loại virus này khiến các nhà khoa học lo lắng. Đặc biệt, vaccine và kháng thể Covid-19 không có tác dụng với nó.
Đại dịch mới ở những người khỏi Covid-19
Nghiên cứu mới cho thấy ngay cả người nhiễm nCoV nhẹ cũng có nguy cơ bị đau tim, đột quỵ cao hơn. Điều này dấy lên mối lo về đại dịch bệnh tim mạch ở những người khỏi Covid-19.
Triệu chứng nhiễm biến chủng BA.5
Về cơ bản, người nhiễm BA.5 sẽ có các triệu chứng như những chủng Covid-19 trước đó. Song, tần suất gặp phải của từng triệu chứng lại khác nhau.