![]() |
Hàng nghìn hộp sữa bột giả mang nhãn hiệu Sure IQ bị cơ quan công an thu giữ. Ảnh: Vietnamnet. |
Cục An toàn thực phẩm yêu cầu các Sở Y tế, Sở An toàn thực phẩm và các đơn vị liên quan trên cả nước, tăng cường kiểm tra và hậu kiểm đối với các sản phẩm này. Động thái này được triển khai theo chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ.
Theo đó, Cục An toàn thực phẩm đặc biệt nhấn mạnh việc tăng cường quản lý các sản phẩm tự công bố và đăng ký bản công bố, đồng thời chủ động xây dựng kế hoạch và triển khai hậu kiểm một cách hiệu quả, theo đúng hướng dẫn đã được ban hành.
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm là đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng. Mục tiêu là nâng cao nhận thức của người dân về thực phẩm bảo vệ sức khỏe, giúp họ tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng hoặc các sản phẩm chưa được cấp phép lưu hành.
Cục An toàn thực phẩm lưu ý người dân cần nắm rõ, thực phẩm bảo vệ sức khỏe không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Chúng chỉ có vai trò hỗ trợ, duy trì, tăng cường chức năng cơ thể và giảm nguy cơ mắc bệnh. Khi có bệnh, người dân cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.
Chỉ những thực phẩm bảo vệ sức khỏe đã được Cục An toàn thực phẩm cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm mới được phép lưu thông trên thị trường. Người dân có thể chủ động tra cứu thông tin về các sản phẩm đã được cấp phép tại các trang web chính thức của Cục An toàn thực phẩm và Bộ Y tế:
Người tiêu dùng cần kiểm tra kỹ thông tin trên nhãn sản phẩm hoặc nhãn phụ (đối với hàng nhập khẩu). Các thông tin bắt buộc bao gồm tên sản phẩm, ngày sản xuất, hạn sử dụng, thành phần, định lượng, hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản, khuyến cáo (nếu có), dòng chữ "Thực phẩm bảo vệ sức khỏe", dòng chữ "Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh", số tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm, số xác nhận nội dung quảng cáo (nếu có), tên và địa chỉ của thương nhân chịu trách nhiệm và cơ sở sản xuất.
Khi xem quảng cáo trên mạng xã hội, người dân cần cảnh giác với các dấu hiệu vi phạm. Ví dụ như quảng cáo khẳng định sản phẩm có thể chữa khỏi bệnh, hoặc có hình ảnh bác sĩ, nhân viên y tế giới thiệu sản phẩm mà không có dòng cảnh báo "Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh". Các dấu hiệu nhận biết quảng cáo vi phạm đã được Cục An toàn thực phẩm hướng dẫn chi tiết tại
Bên cạnh đó, Cục An toàn thực phẩm cũng yêu cầu các Sở Y tế, Ban quản lý an toàn thực phẩm các tỉnh, thành phố tăng cường phối hợp với Sở Công Thương và các cơ quan chức năng liên quan tăng cường kiểm tra, hậu kiểm thị trường, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. Đặc biệt tập trung vào việc thu hồi các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả, kém chất lượng hoặc chưa được cấp phép.
Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng rà soát các sàn giao dịch thương mại điện tử, ứng dụng bán hàng trực tuyến để phát hiện và gỡ bỏ thông tin về các sản phẩm chưa thực hiện công bố.
Các sở ngành liên qua phải phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch để kiểm soát chặt chẽ các quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe, đặc biệt trên mạng xã hội.
Cục An toàn thực phẩm yêu cầu các đơn vị khẩn trương triển khai các nội dung trên và báo cáo kết quả về Cục để có những chỉ đạo kịp thời trong công tác quản lý an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.
Với cuốn sách này, hai tác giả Margalis Fjelstad & Jean McBride muốn đem tới cho người đọc, đặc biệt là các bậc cha mẹ một thông điệp: Không ai sinh ra đã là một người cha, người mẹ hoàn hảo. Chúng ta hoàn hảo hơn khi đảm đương vai trò làm cha mẹ. Nuôi dạy con cái, cũng là lúc người lớn học cách hoàn thiện bản thân để có thể đảm đương tốt vai trò mới.