![]() |
Đồ lót nên được giặt bằng nước giặt chuyên dụng để tránh ảnh hưởng đến vùng kín. Ảnh: Freepik. |
Cũng giống như việc đánh răng mỗi ngày để giữ vệ sinh răng miệng, thay một chiếc quần lót sạch mỗi ngày là điều cần thiết để duy trì sức khỏe vùng kín.
Dù bận rộn hay không có nhiều thời gian để chăm chút quần áo, bạn vẫn nên ưu tiên thay quần lót thường xuyên. Theo Healthshots, mặc một chiếc quần lót quá lâu có thể ảnh hưởng đến sức khỏe vùng kín theo nhiều cách khác nhau.
Mùi hôi khó chịu
Trong suốt một ngày, quần lót sẽ tích tụ mồ hôi, dịch tiết và độ ẩm - môi trường lý tưởng cho vi khuẩn, nấm men và nấm mốc phát triển. Những tác nhân này có thể gây ra mùi khó chịu, không chỉ khiến bạn ngại ngùng mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.
Gây mụn ở vùng kín
Khi mồ hôi, bụi bẩn, dầu và độ ẩm tích tụ quá lâu, vùng kín dễ xuất hiện những nốt mụn đỏ, sưng đau. Tương tự như da mặt, vùng kín cũng cần được giữ sạch để hạn chế tình trạng mụn và viêm da.
Tăng nguy cơ nhiễm nấm âm đạo
Nhiễm nấm là một trong những tình trạng phổ biến ở phụ nữ, thường bắt nguồn từ thói quen vệ sinh chưa đúng cách. Mặc lại quần lót bẩn nhiều lần hoặc không thay quần lót sau khi vận động sẽ tạo điều kiện cho nấm sinh sôi, đồng thời dễ gây cảm giác ngứa rát và khó chịu quanh vùng kín.
Gây hăm và nổi mẩn
Rôm sảy hay hăm da là những kích ứng không còn xa lạ nhưng khi xảy ra ở vùng nhạy cảm sẽ khiến bạn cực kỳ khó chịu. Nếu phải tiếp xúc liên tục với độ ẩm từ quần lót cũ, da vùng kín có thể bị kích ứng, mẩn đỏ và viêm ngứa.
Bác sĩ Deepa Dewan, Giám đốc kiêm Trưởng khoa Sản phụ, Bệnh viện Max (Gurgaon), cho biết nếu vận động mạnh, tập gym hoặc ra nhiều mồ hôi, bạn nên thay quần lót ngay sau đó. Trong kỳ kinh nguyệt, việc thay quần lót thường xuyên càng cần thiết vì nguy cơ bám bẩn cao hơn. Vào những ngày bình thường, bạn cũng nên thay khoảng 2 lần mỗi ngày để giữ vệ sinh.
Cuốn sách Ăn gì cho khỏi thần kinh của tác giả Uma Naidoo là cẩm nang về cách lựa chọn, sử dụng và chế biến thực phẩm để hỗ trợ sức khỏe tâm thần. Tác giả là một chuyên gia trong lĩnh vực dinh dưỡng tâm thần học, mang tới kiến thức dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và đối phó với các bệnh trạng về tâm lý.