![]() |
Nhiễm giun ký sinh có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm. Ảnh: Shutterstock. |
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nhiễm giun ký sinh là mối quan tâm lớn về sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là ở các nước đang phát triển, nơi điều kiện vệ sinh kém, nước uống không an toàn và thiếu vệ sinh góp phần làm lây lan những loại giun này. Vì vậy, việc tẩy giun thường xuyên trở nên cần thiết cho sức khỏe.
Tầm quan trọng của việc tẩy giun
Theo NDTV, giun ký sinh, đặc biệt là giun truyền qua đất, gây ra những rủi ro đáng kể cho sức khỏe. Giun ký sinh có thể sống trong ruột trong nhiều năm, ăn chất dinh dưỡng và gây ra các biến chứng sức khỏe, bao gồm:
- Thiếu hụt chất dinh dưỡng dẫn đến mệt mỏi và suy nhược
- Tắc ruột ở những trường hợp nặng
- Sự phát triển và suy giảm nhận thức ở trẻ em
- Tăng nguy cơ nhiễm trùng do hệ thống miễn dịch suy yếu
WHO nhấn mạnh nhiễm giun có thể gây chảy máu trong dẫn đến mất sắt, viêm ruột, tiêu chảy và suy giảm hấp thụ chất dinh dưỡng.
Tẩy giun thường xuyên giúp loại bỏ những ký sinh trùng này, cải thiện tiêu hóa, tăng cường khả năng miễn dịch và tăng cường hấp thụ chất dinh dưỡng. Bằng cách loại bỏ giun ký sinh, trẻ em có thể hấp thụ tốt hơn các chất dinh dưỡng thiết yếu từ chế độ ăn uống, điều này rất quan trọng đối với sức khỏe, đặc biệt là trẻ em.
Ngoài ra, bằng cách thực hiện các biện pháp phòng ngừa như thực hành vệ sinh tốt, uống nước sạch và tẩy giun thường xuyên, mọi người có thể bảo vệ bản thân và gia đình khỏi những tác hại của nhiễm ký sinh trùng.
Ai nên tẩy giun?
Mọi người đều nên tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần, nhưng những nhóm người dưới đây đặc biệt nên chú ý:
- Người lớn trong môi trường có nguy cơ cao: Người lớn làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, vệ sinh và quản lý chất thải thường xuyên tiếp xúc với đất và nước bị ô nhiễm, làm tăng nguy cơ nhiễm giun. Những người sống ở nơi đông đúc hoặc mất vệ sinh cũng nên cân nhắc việc tẩy giun.
- Người có vấn đề về tiêu hóa: Đầy hơi, tiêu chảy, táo bón và khó chịu ở dạ dày kéo dài có thể là dấu hiệu nhiễm giun sán, cần phải tẩy giun.
- Phụ nữ có thai (có sự giám sát của bác sĩ): WHO khuyến cáo phụ nữ mang thai nên tẩy giun sau 3 tháng đầu thai kỳ ở những khu vực có tỷ lệ nhiễm trùng cao vì giun có thể gây thiếu máu và thiếu chất dinh dưỡng cho cả mẹ và bé.
- Người nuôi thú cưng: Những người thường xuyên tiếp xúc với vật nuôi, gia súc hoặc động vật hoang dã có nhiều khả năng mắc ký sinh trùng hơn và nên cân nhắc tẩy giun định kỳ.
- Du khách đến các khu vực có nguy cơ cao: Những người đến thăm vùng nông thôn hoặc vùng nhiệt đới có điều kiện vệ sinh kém nên tẩy giun phòng ngừa khi trở về.
Cuốn sách Ăn gì cho khỏi thần kinh của tác giả Uma Naidoo là cẩm nang về cách lựa chọn, sử dụng và chế biến thực phẩm để hỗ trợ sức khỏe tâm thần. Tác giả là một chuyên gia trong lĩnh vực dinh dưỡng tâm thần học, mang tới kiến thức dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và đối phó với các bệnh trạng về tâm lý.