Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Dấu hiệu ở tay chân cảnh báo bệnh tiểu đường

Nếu thường xuyên cảm thấy chuột rút, tê bì tay chân, có cảm giác châm chích như kiến bò hay vết thương lâu lành, bạn nên đi khám vì chúng có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường.

Bệnh tiểu đường có thể gây ra tình trạng chuột rút, tê hoặc ngứa châm chích ở chân tay. Ảnh: Healthline.

Bạn có thường bị ngứa ran hoặc tê ở chân hoặc bàn tay, hay chuột rút hoặc vết thương lâu lành? Hãy cẩn thận vì đây có thể là những dấu hiệu cảnh báo bệnh thần kinh tiểu đường. Đây là tổn thương dây thần kinh trên toàn cơ thể, xảy ra do đường huyết tăng cao.

Theo India, tùy thuộc vào các dây thần kinh bị hư hỏng, ở tay hoặc chân, mọi người có dấu hiệu và triệu chứng khác nhau, nhưng phổ biến bao gồm:

- Tê: Tê không rõ nguyên nhân hoặc mất cảm giác ở bàn chân và chân là dấu hiệu cảnh báo của các dây thần kinh bị tổn thương do đường huyết cao. Nó làm giảm khả năng cảm thấy đau hoặc bất cứ điều gì khác.

- Cảm giác châm chích: Bạn có cảm thấy châm chích như kiến bò ở khắp 2 chân hay tay không? Thông thường, mức độ đường trong máu cao kéo dài ảnh hưởng đến các dây thần kinh làm gián đoạn dòng tín hiệu tối ưu đến não, gây những ảo giác dù không có tác nhân nào chạm vào. Bạn có thể cảm thấy "nhột nhột" hoặc ngứa như côn trùng bò trên da, dù nhìn không thấy gì cả.

- Chuột rút chân: Những dây thần kinh bị tổn thương làm hỏng chức năng. Nó tiếp tục dẫn đến các đợt co thắt cơ hoặc chuột rút ở chân. Chuột rút có thể xảy ra nhiều hơn trong đêm nhưng với mỗi người khác nhau. Một số người cũng phàn nàn về cơn đau nhói ở chân.

- Loét chân: Bàn chân tiểu đường là vấn đề phổ biến mà người bệnh phải chịu khi mắc tiểu đường. Khi lượng đường trong máu cao, nó có xu hướng làm hỏng các dây thần kinh ngoại biên. Điều này dẫn đến mất cảm giác, tê và ngứa ran.

Thiếu lưu lượng máu cũng cản trở quá trình lành vết thương. Do đó, người bệnh tiểu đường bị xước, đỏ hoặc vết thương, dù nhỏ, cũng có thể dẫn đến loét nghiêm trọng. Khi không được chú ý kịp thời, nó dễ gây dị tật.

- Nhạy cảm khi chạm vào: Các dây thần kinh bị tổn thương ảnh hưởng nghiêm trọng đến các chi. Khi bị mất cảm giác, các dây thần kinh không gửi tín hiệu thích hợp đến não, cơ thể không đáp ứng nhanh với các tình huống khẩn cấp. Bệnh thần kinh tiểu đường do đó dẫn đến nhạy cảm khi chạm vào. Việc đi bộ, đi giày và mặc quần áo và các công việc hàng ngày khác cũng trở nên khó khăn.

Làm thế nào để xua tan cơn giận dữ hay nỗi sợ hãi? Điều gì ảnh hưởng đến giấc ngủ hay nên đi ngủ vào thời gian nào? Nhằm nghiên cứu và đưa ra những chỉ dẫn cụ thể cho bạn đọc, Tri thức trực tuyến giới thiệu cuốn Yang sheng: Chữa lành cơ thể, làm đẹp tâm hồn của tác giả Katie Brindle.

Cuốn sách hướng dẫn bạn đọc những kỹ thuật để khai thác hiệu quả việc sử dụng hơi thở cũng như nụ cười, chiếc lược, lòng bàn chân… để thư giãn và tự chữa lành những tổn thương trong cơ thể về mặt thể chất lẫn tinh thần.

6 triệu chứng cảnh báo bạn nhiễm giun sán

Nhiễm giun sán có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa, ngứa, kích ứng da, đau cơ, khớp, thậm chí nghiến răng vào ban đêm.

Việc cần làm ngay khi nghi ngờ uống nhầm thuốc giả

Nếu vô tình sử dụng loại thuốc nằm trong danh sách cảnh báo thuốc giả, điều quan trọng nhất là giữ bình tĩnh và hành động kịp thời.

Tập gym có khiến chị em 'vai u thịt bắp'?

Tập gym là cách hiệu quả để cải thiện vóc dáng, tăng cường sức khỏe. Tuy vậy, nhiều chị em vẫn lo tập gym hay nâng tạ sẽ khiến cơ thể trở nên thô cứng, vai rộng, cơ bắp cuồn cuộn.

Mai Phương

Bạn có thể quan tâm