Bộ GD-ĐT vừa ban hành quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ điều chỉnh một số nội dung như tuyển sinh, chương trình, hoạt động, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ sở đào tạo, giảng viên, học viên; thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm.
Một điểm mới trong quy chế này là Bộ đã cho phép miễn thi Ngoại ngữ đầu vào đối với bốn đối tượng sau:
Tốt nghiệp đại học, thạc sĩ, tiến sĩ được đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài, được cơ quan có thẩm quyền công nhận văn bằng theo quy định hiện hành.
Tốt nghiệp đại học chương trình tiên tiến theo đề án của Bộ GD-ĐT ở một số trường đại học của Việt Nam hoặc bằng kỹ sư chất lượng cao (PFIEV) được Ủy ban bằng cấp kỹ sư (CTI, Pháp) công nhận, có đối tác nước ngoài cùng cấp bằng.
Tốt nghiệp đại học ngành ngôn ngữ nước ngoài.
Đạt chứng chỉ trình độ ngoại ngữ theo quy định trong thời hạn 2 năm từ ngày cấp đến thời điểm đăng ký dự thi. Chứng chỉ này phải của một cơ sở được Bộ GD-ĐT cho phép hoặc công nhận.
Chứng chỉ tiếng Anh (các điểm số nêu trên là điểm tối thiểu cần đạt được)
Cấp độ (CEFR) |
IELTS |
TOEFL |
Cambridge Exam |
BEC |
BULATS |
Khung châu Âu |
|
3/6 (Khung VN) |
4.5 |
450 PBT 133 CBT 45 iBT |
450 |
Preliminary PET |
Business Preliminary |
40 |
B1 |
Một số tiếng khác
Cấp độ (CEFR) |
Nga |
Pháp |
Đức |
Trung |
Nhật |
3/6 (Khung VN) |
TRKI 1 |
DELF B1 TCF niveau 3 |
B1 ZD |
HSK cấp độ 3 |
JLPT N4 |
Ngoài ra, chương trình đào tạo thạc sĩ theo quy định mới của Bộ GD-ĐT còn chia thành hai định hướng nghiên cứu và ứng dụng
Thạc sĩ nghiên cứu sẽ được cung cấp kiến thức chuyên sâu của ngành, phương pháp, bước đầu hình thành ý tưởng khoa học, phát hiện, khám phá và thử nghiệm kiến thức mới.
Còn chương trình đào tạo thạc sĩ ứng dụng sẽ giúp người học nâng cao kiến thức chuyên môn và kỹ năng hoạt động nghề nghiệp, có khả năng thiết kế sản phẩm, phát huy và sử dụng hiệu quả kiến thức chuyên ngành vào việc thực hiện các công việc cụ thể, phù hợp với điều kiện thực tế tại cơ quan.