Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bỏng nặng vì nướng mực bằng cồn

Bệnh nhân cho biết khi đang nướng mực, không may cồn cầm trên tay bị đổ, ngọn lửa bùng lên gây bỏng nặng.

Các bác sĩ khoa Ngoại chấn thương - Chỉnh hình và Bỏng, Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) thông tin về trường hợp bệnh nhân N.V.T. (30 tuổi, Quang Trung, Uống Bí) nhập viện với vết bỏng cồn vùng đùi và cẳng chân trái.

Bệnh nhân cho biết trong buổi tổ chức tiệc sinh nhật cho con trai, anh T. nướng mực, không may cồn cầm trên tay bị đổ làm ngọn lửa bùng lên gây bỏng nặng. Gia đình đã kịp thời đưa bệnh nhân đến bệnh viện cấp cứu.

Bong nang vi nuong muc bang con anh 1

Bệnh nhân nhập viện với vết bỏng cồn vùng đùi và cẳng chân trái. Ảnh: BVCC.

Các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bỏng độ I - II vùng đùi và cẳng chân trái, vết thương phồng rộp, đau rát.

BSCKI Vũ Văn Hướng cảnh báo bỏng cồn rất nguy hiểm và có thể gây chết người. Đặc điểm của cồn, đặc biệt khi nướng mực, là có ánh sáng xanh hoặc trắng nên bằng mắt thường khó phát hiện việc lửa đã tắt hay chưa. Khi tiếp tục đổ cồn, lửa có thể bùng lên rất nguy hiểm.

Do đó, người dân nên bỏ thói quen sử dụng cồn để nướng thức ăn. Người bị bỏng cồn có thể gây ra tình trạng tổn thương các giác quan và đường hô hấp. Tùy theo mức độ, diện tích bỏng khi khỏi thường để lại sẹo co rúm trên da, thời gian điều trị lâu. Thậm chí, chỉ cần một tích tắc sơ ý, người sử dụng cồn để nướng thức ăn có thể đánh đổi bằng cả mạng sống của chính mình.

Nếu nướng bằng cồn, bạn cần quan sát kỹ để ngọn lửa tắt hoàn toàn, dập tắt chúng, tránh đổ thêm cồn trực tiếp vào ngọn lửa. Khi bị bỏng, người dân cần tìm cách dập lửa bằng nước và đưa bệnh nhân đi cấp cứu nếu vết bỏng lớn.

Quên ống thông trong người suốt 3 năm

Tiểu ra máu, đau lưng, người đàn ông 56 tuổi đến bệnh viện khám mới biết mình có ống thông trong người đã nhiều năm.

Tuệ Anh

Bạn có thể quan tâm