Tổ chức bảo vệ động vật PETA ủng hộ kế hoạch hạn chế và có thể cấm nhập khẩu chiến lợi phẩm săn bắn. Ảnh: New York Times. |
Tổng thống Botswana Mokgweetsi Masisi đã đe dọa sẽ đưa 20.000 con voi đến Đức trong bối cảnh nổi lên tranh cãi về việc nhập khẩu chiến lợi phẩm săn bắn, theo Guardian.
Đầu năm nay, Bộ môi trường Đức đã đưa ra khả năng hạn chế chặt chẽ hơn việc nhập khẩu chiến lợi phẩm săn bắn vì lo ngại nạn săn trộm. Nhưng lệnh cấm này sẽ chỉ làm khó người Botswana, ông Mokgweetsi Masisi nói với nhật báo Bild của Đức.
Nhà lãnh đạo quốc gia châu Phi lập luận rằng những nỗ lực bảo tồn đã dẫn đến sự bùng nổ về số lượng voi và săn bắn là một biện pháp quan trọng để kiểm soát chúng. Botswana cấm săn bắn lấy chiến lợi phẩm vào năm 2014 nhưng đã dỡ bỏ các hạn chế vào năm 2019 dưới áp lực từ cộng đồng địa phương. Nước này hiện ban hành quota săn bắn hàng năm.
Ông Masisi nói với tờ báo Đức rằng đàn voi đang gây thiệt hại tài sản, mùa màng và gây nguy hại tới người dân.
“Rất dễ dàng để ngồi ở Berlin và đưa ra ý kiến về các vấn đề của chúng tôi ở Botswana. Chúng tôi đang phải trả giá cho việc bảo tồn những loài động vật này cho thế giới”, ông nói.
Người Đức nên “sống chung với voi, theo cách mà quý vị đang cố gắng đòi chúng tôi làm như vậy”.
“Đây không phải là một trò đùa”, ông Masisi nói, đất nước của ông đã chứng kiến số lượng voi tăng lên khoảng 130.000 con.
Botswana, quê hương của quần thể voi lớn nhất thế giới, đã cung cấp 8.000 con voi cho Angola và 500 con khác cho Mozambique trong nỗ lực giải quyết vấn đề mà ông Masisi mô tả là “dân số voi quá đông”. Các quan chức hồi tháng 3 cũng đe dọa sẽ gửi 10.000 con voi đến London.
“Chúng tôi muốn tặng một món quà như vậy cho Đức”, ông Masisi nói và nhấn mạnh thêm rằng ông sẽ “không chấp nhận câu trả lời 'không'”.
Người phát ngôn của Bộ môi trường Đức cho biết Botswana chưa nêu bất kỳ quan ngại nào với Đức về vấn đề này.
Người phát ngôn cho biết Bộ môi trường Đức vẫn đang đàm phán với các nước châu Phi bị ảnh hưởng bởi các quy định nhập khẩu, bao gồm cả Botswana.
“Trước tình trạng mất đa dạng sinh học đáng báo động, chúng tôi có trách nhiệm đặc biệt phải hành động để đảm bảo việc nhập khẩu chiến lợi phẩm săn bắn được diễn ra bền vững và hợp pháp”, người này cho hay.
Theo báo cáo năm 2021 của Human Society International, Đức là nước nhập khẩu chiến lợi phẩm săn bắn voi châu Phi lớn nhất tại Liên minh châu Âu (EU). Theo BBC, Pháp, Bỉ và Australia nằm trong số các quốc gia đã cấm buôn bán chiến lợi phẩm săn bắn.
Tổ chức bảo vệ động vật PETA ủng hộ kế hoạch hạn chế và có thể cấm nhập khẩu chiến lợi phẩm săn bắn. “Số tiền khủng khiếp mà các thợ săn nghiệp dư chi cho một chuyến đi săn không phải đến tay người dân nghèo hay ban quản lý công viên quốc gia mà hầu như chỉ rơi vào túi của các công ty lữ hành và chủ trang trại săn bắn”, người phát ngôn của PETA nói.
Chia sẻ với Tri thức trực tuyến, đại diện FirstNews Trí Việt cho biết điểm chung của độc giả dòng sách chữa lành là người đã và đang chịu sự tổn thương mà không thể thoát ra được, hoặc không thể nói cùng ai. Lúc này, họ chọn sách chữa lành để vượt qua và phát triển bản thân. Còn đại diện truyền thông Huy Hoàng Books nhận định trước đây, độc giả thích đọc sách cuốn hút, kịch tính hoặc truyền tải thông điệp vĩ mô như nhân sinh, sắc tộc, thì giờ đây, những cuốn sách nhẹ nhàng, chữa lành tâm hồn dần có chỗ đứng riêng.