Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Bức tranh tường ủng hộ LGBTIQ+ chịu sóng gió ở Mỹ

Một bức tranh tường vẽ bởi một học sinh đã bị nhiều cha mẹ phản đối vì có nội dung ủng hộ cộng đồng LGBTIQ+, trong khi các học sinh nói bức tranh khiến chúng "đồng cảm".

Bức tranh tường gây tranh cãi. Ảnh: NPR.

Theo đó, bức tranh tường có các nhân vật đội mũ lưỡi trai, các y tá gấu và thỏ cùng các học sinh mặc trang phục sặc sỡ tươi cười. Trong đó, một học sinh mặc áo thun xanh có sọc hồng và trắng - màu được tìm thấy trên lá cờ của người chuyển giới. Một học sinh khác mặc quần yếm với áo thun sọc cầu vồng và quần tất đồng màu.

Các phụ huynh cho rằng họa tiết sọc cầu vồng đại diện cho màu sắc của cờ LGBTIQ+. Hai học sinh khác mặc áo có màu của cờ lưỡng tính với màu hồng ở trên, màu xanh navy ở dưới và một sọc tím chồng lên nhau ở giữa.

Trên nền bức tranh, nghệ sĩ vẽ tranh đã thêm những chi tiết nhỏ đằng sau không có trong bài dự thi ban đầu như mặt nạ và bàn tay Hamsa. Các phụ huynh xem đây là biểu tượng liên quan đến quỷ Satan và phù thủy trong tôn giáo.

Bức tranh hiện nằm trong trung tâm chăm sóc sức khỏe dành cho thanh thiếu niên tại tại trường trung học ở bang Michigan (Mỹ) và được vẽ bởi một học sinh năm hai trung học.

Theo bản tin địa phương WZZM, cuộc thảo luận về bức tranh tường đã diễn ra sôi nổi tại cuộc họp hội đồng trường.

Các phụ huynh đã dành phần lớn thời gian cuộc họp để thể hiện sự bức xúc đối với nghệ sĩ vẽ tường vì đưa các thông điệp chống Cơ đốc giáo vào bức tranh tường có chủ đề "Giữ gìn sức khỏe".

tranh tuong gay tranh cai anh 1

Biểu tượng bàn tay Hamsa gây tranh cãi trong bức tranh tường. Ảnh minh họa: Illustration/Devdutt Pattanaik.

Trong khi các phụ huynh phản đối mạnh mẽ, tác giả bức vẽ run rẩy phủ nhận thông điệp họ áp đặt cho mình và cho biết cô vẽ tác phẩm của mình chỉ để khiến mọi người cảm thấy được chào đón.

Học sinh này giải thích rằng thứ những phụ huynh gọi là mặt nạ Satan chỉ là một nhân vật trong trò chơi điện tử, còn bàn tay có mắt là biểu tượng thể hiện sự bảo hộ của người Latin. Sau cùng, cô bé đã khóc khi rời cuộc họp.

Một học sinh tự nhận mình là "queer" (trong trường hợp này chỉ người có xu hướng và bản dạng giới không giống số đông - PV)và bị bắt nạt cho hay vụ việc về bức tranh tường khiến em thấy đồng cảm. Các học sinh cũng khuyên các phụ huynh phản đối nên quan tâm đến con mình hơn là bức tranh tường.

Một phụ huynh khác chỉ trích những phụ huynh phản đối bức tranh tường là tàn nhẫn và cố chấp.

"Sống ngần này năm nhưng tôi chưa bao giờ thấy ai cố chấp hơn những người này", cô nói.

Ngày 13/10, chính quyền quận thông báo với các bên liên quan rằng nghệ sĩ vẽ tranh sẽ xóa những chi tiết sai lệch so với bản thiết kế ban đầu được phê duyệt.

Điều này đồng nghĩa với việc biểu tượng mặt nạ và bàn tay Hamsa sẽ bị xóa. Tuy nhiên, những chi tiết trên áo các nhân vật trong bức tranh vẫn sẽ được giữ nguyên.

"Tại Trường công lập Grant, chúng tôi cam kết thúc đẩy sự tôn trọng, lễ độ thấu hiểu và hòa nhập. Chúng tôi quyết không dung túng hay dung thứ cho sự phân biệt đối xử, quấy rối hoặc bắt nạt dù bằng lời nói, hành động hay trên mạng xã hội", một tuyên bố cho hay.

Học sinh lớp 9 ở Australia sa sút kỹ năng viết

Chỉ 1/4 học sinh lớp 9 ở Australia sử dụng dấu câu chính xác. Còn lại, đa phần ở trình độ của một học sinh lớp 3, biết viết hoa đầu câu, chấm cuối câu.

Linh Thùy

Bạn có thể quan tâm