Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Bùng nổ thị trưởng 2 tỷ USD phục vụ sự lười biếng

Một nền kinh tế trị giá 2 tỷ USD đang phát triển nhanh chóng nhờ đầu tư vào thiết bị phục vụ sự lười biếng của nhiều bạn trẻ ở thành thị Trung Quốc.

Đi một mình, tay phải cầm điện thoại, tay trái cầm một cốc trà sữa, cô gái vẫn không bị ánh nắng mặt trời "thiêu đốt" nhờ chiếc ô trên đỉnh đầu. Có gì đó sai sai?

nen kinh te luoi bieng anh 1

Thiết bị kẹp ô thông minh giúp người dùng gắn chiếc ô vào dây đeo của balo. Ảnh: The Straits Times.

Mọi việc sẽ trở nên logic nếu đó là video quảng cáo kẹp thông minh, giúp người sử dụng gắn ô vào dây đeo balô một cách dễ dàng. Đoạn clip này là một trong hàng trăm quảng cáo “thiết bị dành cho người lười” trên Taobao, nền tảng mua sắm trực tuyến của Trung Quốc.

Nhiều sản phẩm trên Taobao thường thu hút người dùng bằng những chức năng không ngờ đến. Ví dụ như một chiếc kính lười sử dụng cơ chế phản xạ ánh sáng cho phép người dùng vừa nằm vừa xem TV hoặc một thiết bị điều khiển điện thoại từ xa, có kích thước bằng 1/4 chiếc điện thoại thông thường.

“Kỷ nguyên đại kiệt sức”

Chia sẻ với Straits Times, các chuyên gia tiếp thị cho biết những “thiết bị dành cho người lười” đang ngày càng phổ biến ở Trung Quốc. Hiện nay, có hơn 570.000 bài đăng bán các thiết bị này trên Xiaohongshu, nền tảng mạng xã hội Trung Quốc.

Xu hướng này xuất phát từ một “nền kinh tế lười biếng” đang phát triển ở “quốc gia tỷ dân”. Ước tính, thị trường này có giá trị ít nhất 2 tỷ USD và sẽ tăng thêm trong tương lai. Đây là thị trường với khách hàng chủ yếu là giới trẻ thành thị, những người sẵn sàng chi tiền cho các dịch vụ như làm móng tại nhà, thiết bị gia dụng và vệ sinh thông minh…

nen kinh te luoi bieng anh 2

Các "thiết bị dành cho người lười" thường có giá cả phải chăng. Ảnh: Taobao.

Theo các chuyên gia, “thiết bị dành cho người lười” đang góp phần thúc đẩy năng suất và chất lượng sống của xã hội Trung Quốc. Đặc biệt là với những người phải làm việc với cường độ cao.

Chưa kể, thị trường này đang dần lan rộng đến khu vực nông thôn nhờ mức giá phải chăng, chỉ khoảng vài USD. “Nguyên nhân của mức giá này là nhờ phương pháp sản xuất hàng loạt, tối ưu, tiết kiệm chi phí của Trung Quốc”, bà Lai Ming Yii, giám đốc nghiên cứu tại công ty nghiên cứu thị trường Daxue Consulting (Thượng Hải, Trung Quốc), cho biết.

“Những thiết bị này được ưa chuộng vì chúng giúp cuộc sống hàng ngày trở nên thú vị và tiện lợi hơn”, Phó giáo sư Elison Lim, giảng viên khoa Marketing của Đại học Nanyang, nói thêm, khi dùng các thiết bị này, người dân sẽ cảm thấy mình đang quản lý cuộc sống hiệu quả trong kỷ nguyên đại kiệt sức ở Trung Quốc.

Giúp con người, hại Trái Đất

Liang (nhân vật yêu cầu đổi tên vì cô “không muốn mọi người biết bản thân lười đến mức nào”), một nhân viên văn phòng 39 tuổi, đã mua một giá sách thông minh vào 2 năm trước. “Cầm sách bằng tay trong thời gian dài rất mệt. Vì vậy tôi đã mua một giá sách tự động để không phải cúi đầu quá lâu”, cô nói.

Tháng 1 năm nay, cô mua thêm một khay đựng đồ ăn để treo lên giá sách thông minh. Đến tháng 5, Liang mua thêm một giá đỡ điện thoại và máy tính bảng để vừa xem truyền hình vừa lướt điện thoại.“Những chiếc giá đỡ thông minh này giúp tôi nghỉ ngơi thoải mái”, Liang chia sẻ.

nen kinh te luoi bieng anh 3

Candy, một nhân viên truyền thông 22 tuổi ở Hồ Bắc, cũng mua giá đỡ máy tính bảng và một chiếc điều khiển từ xa dành cho điện thoại vào tháng 12/2023. Ảnh: NVCC.

Tương tự, Candy, một nhân viên truyền thông 22 tuổi ở Hồ Bắc, cũng mua giá đỡ máy tính bảng và một chiếc điều khiển từ xa cho điện thoại vào tháng 12/2023. “Năm ngoái là mùa đông lạnh nhất lịch sử Trung Quốc. Chiếc máy tính bảng quá lạnh và cũng quá nặng để tôi có thể cầm liên tục. Các thiết bị này giúp tôi đọc tiểu thuyết hoặc xem TV mà không sợ lạnh”, cô nói.

“Nhiều thanh niên được sinh ra trong thời kỳ kinh tế tăng trưởng nhanh chóng và có chất lượng cuộc sống cao hơn hẳn so với thế hệ trước”, giám đốc nghiên cứu Lai Minh Yii phân tích.

Theo bà, khi bắt đầu sống độc lập, giới trẻ sẽ tìm cách duy trì, hoặc nâng cao, chất lượng sống của bản thân bằng cách mua các “thiết bị dành cho người lười”. “Đây chính là động lực chính giúp nền kinh tế lười biếng phát triển mạnh mẽ”, bà nhấn mạnh.

nen kinh te luoi bieng anh 4

Chiếc máy giặt mini dùng để giặt vớ, quần áo lót của Nhật Bản. Ảnh: SoraNews24.

Theo bà Lai, các hoạt động livestream phổ biến mạnh mẽ cũng là một nguyên nhân khiến “thiết bị dành cho người lười” phát triển nhanh chóng. “Những nhà sáng tạo nội dung muốn bán những sản phẩm thú vị và độc đáo, nhờ vậy mà kinh tế lười biếng lên ngôi”, bà phân tích.

Trung Quốc cũng không phải quốc gia duy nhất mà các “thiết bị dành cho người lười” phổ biến. Tại Nhật Bản, các thiết bị thông minh như miếng che mắt có chức năng sưởi ấm, máy giặt di động, muỗng giúp thức ăn ngon hơn… cũng được yêu thích không kém.

Tuy nhiên, theo GS Lim, “tuổi thọ” của những thiết bị lười biếng thường kéo dài vài tuần, dù chúng có hiệu quả hay không. “Mọi người thường mua những thiết bị này dựa trên sự yêu thích tạm thời. Và khi hứng thú ban đầu đã hết, chúng sẽ bị bỏ xó và làm tăng lượng rác thải sinh hoạt”, GS Lim cảnh báo. “Những thiết bị này có thể giúp con người nhưng gây hại cho hành tinh”.

Tuổi trẻ vô định và dễ sa ngã

Màu xanh trong suốt là tác phẩm đầu tay của Ryu Murakami, đoạt giải Akutagawa danh giá năm 1976, đưa tên tuổi tác giả lên hàng nổi bật của văn học đương đại Nhật Bản. Cuốn sách cuồng loạn này kể về nhân vật Ryu cùng nhóm bạn của mình, những người mà tác giả mô tả là gần như không có một mục đích sống. Cuốn tiểu thuyết gần như không có cốt truyện, mà chỉ như một lát cắt, một trường đoạn, một montage về tuổi trẻ lạc lối, điên cuồng và gần như man dã. Qua hoạt cảnh u tối và bạo liệt ấy, Ryu Murakami khắc họa nỗi lòng của một lớp thanh niên Nhật Bản một thời: vô định và dễ sa ngã.

Đông Tùng

Theo Straits Times

Bạn có thể quan tâm