Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TL;DR

Bước đi trái ngược ở Phần Lan và Đức

Nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của châu Âu sau 16 năm ở Phần Lan đã đi vào hoạt động, chỉ một ngày sau khi Đức ngắt các lò phản ứng cuối cùng.

dien hat nhan chau Au anh 1

Khi lò phản ứng mới hoạt động, nhà điều hành Phần Lan đã ca ngợi đây là “sự bổ sung đáng kể cho sản xuất sạch trong nước” và khẳng định nó sẽ “đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi xanh”, theo Guardian.

Bắt đầu hòa vào lưới điện Phần Lan từ ngày 16/4 sau 18 năm trì hoãn, Olkiluoto 3 đã trở thành nhà máy điện hạt nhân lớn nhất châu Âu. Khoảng 40% nhu cầu điện của Phần Lan sẽ sớm được đáp ứng bằng năng lượng hạt nhân.

Chính quyền Helsinki cho biết nhà máy sẽ giúp tăng cường an ninh năng lượng và đưa đất nước đến gần hơn với các mục tiêu trung hòa carbon.

Bên kia biển Baltic, chỉ vài giờ trước khi nhà máy Olkiluoto 3 hoạt động, Đức đã đóng cửa ba nhà máy điện hạt nhân cuối cùng. Các tháp hơi nước trên lò phản ứng Isar II, Emsland và Neckarwestheim II ngừng hoạt động mãi mãi kể từ tối 15/4.

Nhóm môi trường Greenpeace, trung tâm của phong trào chống năng lượng hạt nhân tại Đức, đã tổ chức một bữa tiệc rộn ràng tại cổng thành Brandenburg ở Berlin.

“Cuối cùng năng lượng hạt nhân đã trôi vào lịch sử”, báo cáo nhóm tuyên bố.

dien hat nhan chau Au anh 2

Toàn cảnh lò phản ứng hạt nhân Olkiluoto-3 ở Eurajoki, Phần Lan. Ảnh: Reuters.

Tranh cãi kịch liệt

Châu Âu bị chia rẽ thành hai khối khi nhắc đến năng lượng hạt nhân. Phe phản đối được lãnh đạo bởi Đức, lập luận rằng chi phí hạt nhân quá cao và rủi ro, đặc biệt là từ tai nạn lò phản ứng và chất thải độc hại.

“Cuối cùng chúng ta sẽ không thể quản lý được”, Bộ trưởng Môi trường Đức Steffi Lemke nói.

Phía còn lại đứng đầu bởi Pháp, cho rằng năng lượng hạt nhân là một giải pháp sản xuất điện thay thế đáng tin cậy, carbon thấp so với nhiên liệu hóa thạch. Việc loại bỏ hạt nhân khi châu Âu cố gắng đáp ứng các mục tiêu “xanh” sẽ gây tổn hại về mặt sinh thái và vô nghĩa về mặt kinh tế.

Những tranh cãi về năng lượng hạt nhân tại châu Âu không phải là mới. Nhưng với hơn 30% số lò phản ứng hạt nhân sẽ hết tuổi thọ vào năm 2025 và mục tiêu cắt giảm 55% lượng khí thải nhà kính đến năm 2030, cuộc tranh luận đang trở nên gay gắt hơn bao giờ hết.

Xung đột Nga - Ukraine bùng nổ vào năm ngoái đã đẩy châu Âu vào một cú sốc năng lượng và chấm dứt việc nhập khẩu khí đốt giá rẻ. Đức đã phải trì hoãn đóng cửa những nhà máy hạt nhân cuối cùng. Cuộc khủng hoảng này chỉ làm gia tăng sự chia rẽ.

dien hat nhan chau Au anh 3

Nhà máy điện hạt nhân Neckarwestheim tại Đức trước khi ngừng hoạt động. Ảnh: Reuters.

“Có rất nhiều quan điểm trái chiều. Các quốc gia thành viên đã đưa ra những lựa chọn khác nhau và có lập trường, lợi ích riêng biệt”, Pascal Canfin, chủ tịch Ủy ban Môi trường thuộc Nghị viện châu Âu, cho biết.

“Có không gian cho việc hợp tác và thỏa hiệp. Nhưng với lượng điện bổ sung mà châu Âu cần, cả hai bên phải nhận ra rằng chúng ta cần mọi giải pháp có sẵn. Chúng ta phải loại bỏ chính trị và ý thức hệ ra khỏi vấn đề này”.

Eurostat cho biết 25,4% điện năng của EU được sản xuất bằng năng lượng hạt nhân vào năm 2021 với 100 lò phản ứng ở 13 quốc gia thành viên.

Tuy nhiên, điện hạt nhân không phân phối đồng đều trên toàn châu Âu. Pháp sở hữu 56 lò phản ứng hạt nhân, sản xuất điện đáp ứng 70% nhu cầu cả nước, tiếp theo là Slovakia (52,4%) và Bỉ (50,6%). Trong khi đó, nhiều thành viên EU khác hầu như không sử dụng điện hạt nhân, điển hình là Hà Lan với chỉ 3%.

Quyết định trái ngược

Phong trào chống năng lượng hạt nhân tại Đức đã bắt đầu từ thập niên 1970 và ngày càng phát triển. Nguyên nhân một phần bởi các thảm họa hạt nhân liên tiếp xảy ra trên thế giới, phần khác bởi mối liên hệ với vũ khí hạt nhân.

Khi quyết định loại bỏ năng lượng hạt nhân được công bố năm 1998, những người Đức ủng hộ kế hoạch chuyển đổi xanh “Energiewende” lưu ý rằng năng lượng tái tạo sản xuất 46% điện năng, lớn hơn nhiều so với tỷ lệ điện được sản xuất bởi hạt nhân.

Kế hoạch này sẽ khiến nước Đức phải tăng tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch và phát thải lượng CO2 cao trong ngắn hạn. Tuy nhiên, chính quyền Berlin cho rằng nó cũng sẽ kích thích tăng trưởng năng lượng tái tạo và khẳng định loại bỏ than đá trước năm 2038.

Sau cuộc khủng hoảng năng lượng trầm trọng, người Đức có phần phản đối việc đóng cửa những nhà máy hạt nhân. Nhưng các cuộc thăm dò trước xung đột Ukraine cho thấy phần lớn dư luận Đức ủng hộ, tương tự quan điểm của những quốc gia khác trong khối.

dien hat nhan chau Au anh 4

Các nhà hoạt động phản đối việc đóng cửa sáu nhà máy điện hạt nhân cuối cùng của Đức vào năm 2021. Ảnh: Reuters.

Một số thành viên EU đã và đang có kế hoạch loại bỏ toàn bộ năng lượng hạt nhân. Italy đã ngừng sử dụng điện hạt nhân từ năm 1990 sau một cuộc trưng cầu dân ý năm 1987. Trong một cuộc trưng cầu năm 2011, vài tuần sau thảm họa Fukushima, 94% cử tri Italy bác bỏ kế hoạch trở lại với năng lượng hạt nhân.

Bỉ đã lên kế hoạch đóng cửa tất cả nhà máy điện hạt nhân vào năm 2025, nhưng lại quyết định kéo dài tuổi thọ của hai lò phản ứng thêm một thập kỷ nhằm đảm bảo an ninh năng lượng. Tây Ban Nha đặt mục tiêu loại bỏ 5 nhà máy hạt nhân vào năm 2035.

Bồ Đào Nha, Đan Mạch, Áo và Luxembourg đang khiếu nại Ủy ban châu Âu (EC) vì phân loại năng lượng hạt nhân là “công nghệ cầu nối” trên con đường đạt mức phát thải ròng bằng không.

Trong khi đó, nhóm ủng hộ hạt nhân do Pháp dẫn đầu là Bulgaria, Croatia, Cộng hòa Czech, Phần Lan, Hungary, Hà Lan, Ba Lan, Romania, Slovakia và Slovenia. Nhóm đã phát động một liên minh để thúc đẩy hợp tác hạt nhân trong khối.

Thay vì loại bỏ, Romania đã tăng gấp đôi sản lượng điện hạt nhân trong 15 năm qua, trong khi Hungary và Cộng hòa Czech tăng 20%. Thụy Điển đang soạn thảo đạo luật cho phép xây dựng thêm nhà máy điện hạt nhân.

Pháp đặt mục tiêu kéo dài tuổi thọ của các lò phản ứng lên 50 năm và mở thêm ít nhất 6 nhà máy vào năm 2035.

Tìm giải pháp cho bế tắc

“Một số quốc gia đã đưa ra lựa chọn cực đoan là quay lưng lại với năng lượng hạt nhân. Nhưng Pháp không làm thế”, Tổng thống Emmanuel Macron nói khi công bố kế hoạch của mình vào tháng 2.

Chính quyền Paris phát động chương trình hạt nhân sau cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973. Một cuộc thăm dò năm 2022 cho thấy 80% cử tri ủng hộ hạt nhân, tăng 20 điểm so với năm 2016.

Sự bế tắc hạt nhân - căng thẳng nhất giữa Pháp và Đức, có khả năng phá vỡ một loạt dự án quan trọng của EU, từ thay đổi thị trường điện đến thỏa thuận xanh hỗ trợ quá trình chuyển đổi của ngành công nghiệp.

Paris và các thành viên Trung Âu đã nổi giận khi Berlin không hỗ trợ đưa điện có nguồn gốc hạt nhân vào phân loại “xanh” trong luật pháp EU.

dien hat nhan chau Au anh 5

Người dân biểu tình phản đối việc đóng cửa 3 nhà máy điện hạt nhân cuối cùng của Đức. Ảnh: Reuters.

Ông Canfin cho rằng các quốc gia phải thỏa hiệp để chấp nhận rằng năng lượng tái tạo là “xanh”, trong khi năng lượng hạt nhân là “carbon thấp” vì chi phí và rủi ro, nhưng cũng không phải “hóa thạch”.

Pháp và nhóm ủng hộ hiện chấp nhận rằng chỉ năng lượng tái tạo mới có khả năng thúc đẩy sản xuất điện carbon thấp trong ngắn hạn. Đức cũng đang xem xét công nhận hạt nhân là “một phần giải pháp, chứ không phải một phần vấn đề”.

Sự thay đổi nhận thức của phong trào xanh châu Âu tập trung vào cuộc khủng hoảng khí hậu cũng có thể giúp ích. Nhà hoạt động khí hậu Thụy Điển Greta Thunberg chỉ trích việc đóng cửa nhà máy điện hạt nhân của Đức là “một sai lầm”.

“Đằng sau các khẩu hiệu chính trị đã bắt đầu có sự thỏa hiệp”, ông Canfin nói.

Chủ quyền quốc gia của Liên minh châu Âu

Mục Thế giới giới thiệu cuốn sách "Chủ quyền quốc gia trong quá trình hội nhập của Liên minh châu Âu" được xuất bản năm 2019. Sách đã nghiên cứu quá trình chuyển giao chủ quyền quốc gia trong quá trình hội nhập vào EU, đồng thời gợi mở bài học kinh nghiệm cho Việt Nam mang ý nghĩa về lý luận cũng như thực tiễn trong quá trình hội nhập vào khu vực và toàn cầu.

Người Đức chia rẽ sau khi đoạn tuyệt với năng lượng hạt nhân

Việc chính phủ tuyên bố đóng cửa 3 nhà máy điện hạt nhân cuối cùng vào hôm 15/4 gây ra những phản ứng trái chiều trên khắp nước Đức.

Đức đoạn tuyệt với năng lượng hạt nhân

Chính phủ Đức tuyên bố nước này bước vào kỷ nguyên năng lượng mới sau khi đóng cửa 3 nhà máy điện hạt nhân cuối cùng hôm 15/4 bất chấp nhiều tranh cãi.

Tuấn Đạt

Bạn có thể quan tâm