Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Các món ăn đặc trưng dịp Tết ở 3 miền

Từ Bắc vào Nam, người dân mỗi vùng miền sẽ chuẩn bị mâm cơm đón Tết với các món ăn khác nhau. Những món ăn mang đậm nét văn hóa truyền thống địa phương với hương vị độc đáo.

Ẩm thực Việt Nam có vô vàn đặc sản từ khắp 3 miền. Món ăn ngày Tết là minh chứng điển hình cho sự đa dạng đó.

Miền Bắc

Mâm cơm vào ngày Tết cổ truyền của người miền Bắc thường có bánh chưng, dưa hành, thịt đông, gà luộc, canh măng, các loại giò, nem rán, xôi gấc... Trong đó, bánh chưng là món không thể thiếu.

Dưa hành thường ăn kèm cùng bánh chưng, thịt đông, thịt kho tàu… Vị chua, cay của món ăn này giúp bạn đỡ ngán khi dùng nhiều đồ nếp, thịt hay thực phẩm dầu mỡ. Gà luộc là món ăn có mặt trong mâm cúng giao thừa.

Ngoài canh măng, người miền Bắc có thế thay thế bằng món canh bóng thả được làm từ bóng bì, su hào, cà rốt, đậu Hà Lan, giò lụa, trứng thái chỉ, tôm nõn, thịt thăn…

Miền Trung

Ở miền Trung, những món ăn quen thuộc cho những ngày Tết là bánh tét, tôm chua, giò bò, dưa món, thịt ngâm mắm, bánh tổ, bánh in, nem chua... Trong đó, tôm chua là đặc sản trứ danh của người Huế.

Mỗi lọ tôm chua được làm từ nhiều nguyên liệu khác nhau như củ riềng, tỏi, ớt, khế, quả vả, rau thơm... Bánh tét miền Trung được làm tương tự bánh chưng. Điểm khác biệt dễ thấy là bánh được cuộn bằng lá chuối thành hình trụ.

Các món chống ngán có thể là dưa chua, dưa giá, dưa món... kèm rau củ. Giò bò cũng là món ăn quen thuộc trên mâm cỗ Tết của người miền Trung. Nem chua là món ăn vặt đãi khách đến chơi nhà.

Miền Nam

Người miền Nam thường chuẩn bị dưa hấu, canh khổ qua, lạp xưởng vào dịp Tết với quan niệm đây là những món ăn mang lại may mắn cho năm mới. Ngoài ra, mâm cơm ngày Tết ở đây còn có thêm bánh tét, thịt kho hột vịt, tôm khô củ kiệu...

Theo quan niệm dân gian, canh khổ qua giúp những vất vả năm cũ qua đi để đón tương lai tốt lành. Thịt kho tàu được làm từ thịt ba rọi, trứng vịt và nước dừa tươi. Món ăn này hợp với khẩu vị nhiều người, có thể dùng trong vài ngày, giúp tiết kiệm thời gian nấu.

Màu đỏ của lạp xưởng tươi, dưa hấu mang ý nghĩa đem lại sự may mắn. Ngoài ra, mâm cúng ngày Tết thường không thể thiếu gà trống luộc. Sau khi cúng, nếu không chặt miếng chấm muối ớt, gà có thể xé nhỏ để trộn gỏi.

mon an dac trung dip Tet o 3 mien anh 9

Người miền Nam thường dùng củ kiệu muối ăn kèm tôm khô, thịt kho tàu. Ảnh: Shutterstock.

Dành 2-3 tiếng đồng hồ nấu cỗ cúng ông Táo

Vào khoảng ngày 23 tháng chạp Âm lịch, các gia đình Việt thường chuẩn bị mâm cúng thịnh soạn tiễn ông Táo về trời. Đây là nét đẹp văn hóa được gìn giữ đến ngày nay.

Làm mới khay bánh kẹo đãi khách dịp Tết

Tự tay làm những thức quà ngon sẽ khiến khay bánh kẹo Tết đãi khách thêm phần ý nghĩa.

Làm hạnh nhân hình lưỡi liềm nhâm nhi ngày Tết

Hạnh nhân là thức ăn vặt lành mạnh, có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Dịp xuân về, bạn có thể tự tay biến tấu món ngon từ bột hạnh nhân để thưởng thức kèm tách trà ấm nóng.

Uyên Hoàng

Bạn có thể quan tâm